Cũng giống như ô nhiễm môi trường đất và ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước hiện nay đang là một trong những vấn đề đáng báo động ở trên toàn thế giới, không chỉ riêng Việt Nam.
Cũng giống như ô nhiễm môi trường đất và ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước hiện nay đang là một trong những vấn đề đáng báo động ở trên toàn thế giới, không chỉ riêng Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay, việc xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đưa ra bên ngoài môi trường vẫn chưa thực sự được chú trọng. Chính vì vậy, nước thải sinh hoạt ở nhiều nơi vẫn được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông, suối,... từ đó làm giảm đáng kể lượng oxy trong nước, khiến nguồn nước bị ô nhiễm và làm cho các loài động vật, thực vật không thể sinh sống và phát triển được.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước bắt nguồn từ rất nhiều những vấn đề khác nhau, một trong số đó phải kể đến những nguyên nhân cụ thể dưới đây:
Là một quốc gia đang trên đà phát triển nên Việt Nam không cũng không nằm ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường nước.
Tại các khu đô thị của nước ta mặc dù đã được ban hành nhiều chính sách, chế tài để bảo vệ nguồn nước, thế nhưng tốc độ ô nhiễm vẫn tiếp tục lan rộng và phát triển.
Đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất và các khu công nghiệp với lượng chất thải lớn. Đơn cử như ở khu công nghiệp Tham Lương - TP. Hồ Chí Minh, nguồn nước ô nhiễm ở vùng này ước tính khoảng 500.000m3/ngày.
Tại khu vực Hà Nội, theo thống kê thì có khoảng 400.000m3 chất thải được xả ra bên ngoài môi trường mỗi ngày. Tuy nhiên lại chỉ có khoảng 10% lượng nước thải đã được xử lý trước đó, còn lại đều được xả thải trực tiếp ra những con sông lớn như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đà,...
Chính vì vậy mà chúng ta có thể thấy rằng vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn là một vấn đề đáng báo động của thành phố Hà Nội.
Dựa vào quan sát chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy được rằng, nước của sông Tô Lịch đã chuyển từ trạng thái màu xanh sang đục ngầu, đen xì và có mùi hôi thối bốc lên khiến cho cuộc sống của những người dân khu vực nơi đây bị ảnh hưởng.
Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam diễn ra từ nông thôn đến thành phố lớn
Bên cạnh đó, tại các khu vực nông thôn, là những nơi mà cơ sở hạ tầng, công nghệ xử lý chất thải còn nhiều hạn chế nên lượng nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, chất thải từ động thực vật đổ trực tiếp ra ngoài kênh, rạch mà không thông qua xử lý. Theo thời gian, lượng chất thải này sẽ thẩm thấu, ngấm vào mạch nước ngầm và dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng nề, nghiêm trọng.
Theo một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số lượng vi khuẩn Fecal Coliform được đo lường tại sông Tiền và sông Hậu, trung bình bị biến đổi từ 1.500 - 3.500MPN/100ML lên tới 3.800 - 12.500MPN/100ML ở các kênh tưới tiêu.
Nguyên nhân được cho là do những người dân tại khu vực nơi đây đã quá lạm dụng thuốc trừ sâu vào trong quá trình canh tác nông nghiệp.
Theo một báo cáo của Bộ Y Tế, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có đến 9000 người chết do phải sử dụng các nguồn nước bẩn, độc hại và có tới hơn 200.000 trường hợp mắc các bệnh liên quan tới ung thư.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay thì mỗi người chúng ta cần phải chung tay góp sức để bảo vệ môi trường sống của chúng ta cũng như cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Ở nhiều bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước hiện nay hầu như đều chưa được xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Với lượng bệnh nhân rất lớn mỗi ngày kết hợp cùng với các phương thức khám chữa bệnh nên hằng ngày sẽ có một lượng lớn các loại rác thải như thiết bị và dụng cụ y tế được thải ra.
Chính vì vậy nếu không có biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời thì quả thực là rất nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe của con người.
Ngày nay cách ngành công nghệ, công nghiệp ngày càng phát triển nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng đời sống của con người. Nhưng kéo theo đó cũng chính là những hệ lụy có thể hủy hoại môi trường sống của con người và các sinh vật, thực vật trên địa cầu.
Việc công nghiệp hóa quá mức, lạm dụng nguồn nước đã khiến tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở mức đáng báo động. Á châu chính là châu lục có mức độ ô nhiễm cao nhất trên thế giới, tình trạng các chất độc trong nước ở đây cao gấp 3 lần so với chỉ số trung bình trên thế giới.
Tại Bangladesh gần 1,2 triệu dân phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm khi chỉ có 15% là nước sạch đạt chuẩn.
Đáng chú ý đây chỉ là những con số thống kê về thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới với nguồn nước bề mặt, còn những nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm cũng chính là vấn đề nan giải của các quốc gia trên thế giới.
Ô nhiễm môi trường nước ở Indonesia
Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nguồn nước ở ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước nguồn,... chứa nhiều tạp chất và kim loại độc hại với hàm lượng cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người và động, thực vật.
Biểu hiện rõ thấy nhất của ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng xuất hiện những màu sắc lạ như vàng, đen hoặc nâu đỏ. Ngoài ra, nước cũng có các mùi hôi thối nồng nặc, mùi hôi tanh,... Bề mặt nước có váng, nổi bọt khí và nhiều vi sinh vật bị chết trong nước.
Trong nông nghiệp, các nguồn nước thải như phân, nước tiểu của các loài động vật thường được xả trực tiếp ra bên ngoài mà không thông qua bất cứ một hệ thống xử lý nào. Hơn nữa, trong quá trình canh tác, trồng trọt người nông dân cũng sử dụng một lượng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,... với hàm lượng vượt mức cho phép thì cũng chính là những nguyên do khiến môi trường nước bị ô nhiễm.
Thậm chí, có rất nhiều người nông dân bất chấp các quy định được ban hành mà dùng những loại hóa chất bị cấm như thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol,... Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng nước mà còn vô cùng nguy hiểm cho người sử dụng và những người sinh sống ở khu vực liền kề.
Bên cạnh đó, việc bảo quản và cất giữ các loại hóa chất nêu trên không đúng cách hoặc vứt các vỏ chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi xuống các khu vực kênh rạch, bờ ruộng cũng là yếu tố làm cho môi trường nước bị ô nhiễm.
Về công nghiệp, các hoạt động sản xuất từ các nhà máy, doanh nghiệp, xí nghiệp là một trong những nguyên nhân lớn làm cho nguồn nước bị ô nhiễm như hiện nay. Theo tính toán, mỗi ngày có tới hàng nghìn m3 nước thải chưa qua xử lý đã đổ thẳng ra ngoài. Từ đây, nguồn nước sinh hoạt của các cư dân khu vực này cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, chất lượng sức khỏe của con người bị giảm sút đáng kể.
Lượng nước thải từ hoạt động sản xuất bị đánh giá là có rất nhiều anion gây ô nhiễm môi trường nước như là Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+,... và rất nhiều kim loại độc hại khác như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F,... Những chất này sẽ hòa tan vào nước, khiến nguồn nước thay đổi theo chiều hướng có hại.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường nước vì các hoạt động sản xuất công nghiệp còn là do sự nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm của những người chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư chỉ tập trung vào vấn đề lợi ích kinh tế mà xem nhẹ việc bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước