Tỷ Lệ Trẻ Em Không Được Đi Học Ở Việt Nam

Tỷ Lệ Trẻ Em Không Được Đi Học Ở Việt Nam

Trong hiến pháp của nước Việt Nam cũng đã ghi nhận rất rõ về quyền học tập cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân nói chung và trẻ em nói riêng. Mặc dù Đảng và nhà nước đã cố gắng đầu tư xây dựng tạo điều kiện về cơ sở vật chất để bảo đảm cho trẻ em có đầy đủ các điều kiện tốt nhất để có thể tiếp cận kiến thức một cách toàn diện nhất, đầy đủ nhất và đưa ra cách chính sách pháp luật ưu đãi trong lĩnh vực giáo dục để làm sao cho mọi người đều được bình đẳng được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Trong hiến pháp của nước Việt Nam cũng đã ghi nhận rất rõ về quyền học tập cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân nói chung và trẻ em nói riêng. Mặc dù Đảng và nhà nước đã cố gắng đầu tư xây dựng tạo điều kiện về cơ sở vật chất để bảo đảm cho trẻ em có đầy đủ các điều kiện tốt nhất để có thể tiếp cận kiến thức một cách toàn diện nhất, đầy đủ nhất và đưa ra cách chính sách pháp luật ưu đãi trong lĩnh vực giáo dục để làm sao cho mọi người đều được bình đẳng được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Chuyện trẻ em Việt Nam đi học ở Nhật Bản

Ở Việt Nam lễ khai giảng thường diễn ra vào tháng 9 nhưng ở Nhật lại là tháng tư- đúng mùa hoa anh đào nở. Với cả người Nhật và người Việt thì chuyện lần đầu đưa con đến trường là vô cùng quan trọng. Trong quá trình giúp đỡ bạn bè đưa con nhập học ở Nhật trong tư cách là “thông ngôn” tôi có lượm lặt được vài thông tin  xin được kể lại như là “chuyện đó đây”.  Trước tiên là chuyện ở nhà trẻ, trường mầm non.

Ở Việt Nam chuyện xin cho con đi học thường là chuyện…ốm người  và cần đến “quan hệ” nhưng ở Nhật Bản có vẻ như nó không có gì phức tạp trừ phi bạn lỡ sống ở khu vực đang phải đối mặt với tình trạng thiếu trường cho trẻ .

Thường thì phụ huynh người Việt sẽ tìm kiếm  nhà trẻ, trường mầm non  nào đó gần nơi mình ở. Ở Nhật Bản không tồn tại chế độ hộ khẩu vì thế cứ sống ở đâu thì coi như “dân” ở đó. Người Nhật hay người nước ngoài đều thế không có sự phân biệt. Sau khi đến nước Nhật sau một thời hạn nhất định (thường là một tuần) người nước ngoài sẽ phải đến tòa thị chính để làm thủ tục đăng ký lấy thẻ người nước ngoài. Thủ tục này xong coi như họ trở thành “cư dân” ở địa phương đó. Mọi giấy tờ liên lạc liên quan đến phúc lợi, thuế, cuộc sống đều  sẽ được gửi đến địa chỉ này. Khi chuyển đi, sẽ lại phải đến tòa thị chính nơi ở mới để đăng ký và nhân viên ở đây sẽ ghi địa chỉ mới lên mặt  sau của tấm thẻ.  Không có sự vụ gì nghiêm trọng sẽ không bao giờ có chuyện cảnh sát đến nhà hỏi thông tin. Đương nhiên không có chuyện kiểm tra tạm trú, tạm vắng. Ở đường cảnh sát có thể kiểm tra thẻ người nước ngoài nhưng ở nhà dù là nhà thuê bạn sẽ là chủ. Không ai được quyền tự ý bước vào nhà bạn nếu bạn không mời hoặc cảnh sát mang theo giấy khám nhà của tòa án. Chủ nhà cũng không bao giờ gõ cửa phòng bạn. Theo luật Nhật Bản ngay cả trong trường hợp bạn không nộp tiền nhà, chủ nhà sẽ phải gửi đơn ra tòa dân sự và nếu có phán quyết của tòa với sự làm chứng hợp pháp mới được phép mở cửa vào nhà bạn để…dọn đồ bạn ra ngoài.

Cách tìm trường nhanh nhất là hỏi những người Việt đã từng có con đi học ở khu vực đó hoặc nhờ người Nhật quen biết giúp đỡ. Phụ huynh nào “cao thủ” hơn trong trình độ tiếng Nhật  có thể lên tòa thị chính hỏi để được tư vấn hoặc lên internet vào các diễn dàn đọc để xem “danh tiếng” và “tai tiếng” của trường như thế nào. Sau khi quyết định trường cho con vào học, phụ huynh sẽ lên tòa thị chính hoặc đến thẳng trường xin một bộ hồ sơ đăng ký vào trường. Thường trong hồ sơ sẽ có 3 nguyện vọng. Việc quyết định vào học trường nào là do tòa thị chính chỉ  định và họ sẽ thông báo cho nhà trường và phụ huynh trước năm học mới. Thường thường do cân nhắc đến yếu tố “nước ngoài” tòa thị chính có xu hướng bố trí con em người nước ngoài vào những trường mà giáo viên đã từng có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ em quốc tế.

Thuyết minh về trường và dặn dò chuẩn bị

Sau khi nhận được thông báo được nhận vào trường, phụ huynh sẽ được nhà trường liên lạc mời đến gặp trước khi tiến hành khai giảng. Tiếp phụ huynh sẽ là hiệu trưởng. Trong buổi gặp này hiệu trưởng sẽ trao cho phụ huynh các tài liệu cần thiết như : tài liệu  giới thiệu về nhà trường, những đồ dùng nhà trường phát cho học sinh, …. Hiệu trưởng và nhân viên phụ trách cũng sẽ thuyết minh cho phụ huynh nghe đầy đủ về  các thông tin liên quan đến nhà trường: cơ cấu tổ chức, tư cách pháp nhân, số lượng nhân viên, triết lý giáo dục, học phí, các khoản thu ngoài học phí, hình thức liên lạc với gia đình và cách thức nộp tiền…Để đảm bảo công bằng cơ hội giáo dục, các khoản phí phải nộp sẽ tương ứng với thu nhập của phụ huynh. Nghĩa là gia đình nào thu nhập cao sẽ phải đóng phí cao hơn gia đình có thu nhập thấp. Đặc biệt, nhà trường sẽ giới thiệu cho phụ huynh địa chỉ liên lạc cần thiết (tòa thị chính, hiệu trưởng) khi phát hiện thấy con bị ngược đãi. Hiệu trưởng cũng sẽ dặn dò phụ huynh chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho con dùng ở trường. Đặc biệt đồ dùng nào cũng đều phải có dán tên học sinh kèm theo dấu hiệu của “lớp” (thường được quy định bởi màu sắc và biểu tưởng ví dụ quả chuối màu vàng, con thỏ màu trắng).  Giáo viên trực tiếp lấy số đo từ học sinh để đặt may quần áo thể thao…

Phụ huynh cũng sẽ phải viết “địa chỉ liên lạc khẩn cấp” để nhà trường gọi khi cần thiết.

Thông tin về sức khỏe của học sinh: đã tiêm những vắc xin gì, có bị phản ứng thuốc bao giờ không, có bị bệnh nặng không, có kiêng thức ăn gì không… sẽ được hỏi và ghi chép lại cẩn thận. Thường ở Nhật sẽ có cuốn sổ y tế ghi chép quá trình trưởng thành và các loại thuốc điều trị, tiêm phòng của trẻ để phụ huynh sao cho nhà trường nhưng Việt Nam không có nên được tiến hành bằng….phỏng vấn. Giáo viên cũng sẽ dẫn phụ huynh đi tham quan một vòng quanh trường và hướng dẫn cách đi, để giày dép, quần áo khi vào trường…. Những nghi thức của lễ nhập học (khai giảng)  cũng được thông báo cẩn thận. Phụ huynh và học sinh sẽ phải đến trước 30 phút để chuẩn bị.

Sau khi nghe xong thuyết minh, phụ huynh sẽ phải đóng dấu  (kí) vào nơi xác nhận đã được nghe thông tin đầy đủ và đồng ý cung cấp thông tin cá nhân cho trường. Dường như trẻ em người Việt thích nghi khá nhanh với môi trường mới. Chú bé 5 tuổi vừa mới tới Nhật Bản hôm trước nay cùng tôi và bố mẹ tới trường khi về đã nói luôn “con thích đi học”. Chú bé cũng thắc mắc mãi là “Tại sao cô giáo lại mang đồ chơi cho con chơi nhỉ?” Mà thích cũng phải. Mới vào trường cô trò chẳng hiểu nhau nòi gì nhưng đã được cô hiệu trưởng mang cho một thùng đồ chơi tha hồ ngồi xếp. Lúc về còn được cô cho một gói kẹo. Giáo viên ở các nhà trẻ, mầm non Nhật Bản  thường được đào tạo và tuyển chọn khá khắt khe cho dù là nhân viên chính thức hay bán thời gian. Các cô lại xinh nữa nên dễ hiểu không chỉ các cháu thích đi học mà bố các cháu cũng rất chăm chỉ đưa đón con…

Miền đất khó Quảng Trị còn biết bao đứa trẻ nghèo khao khát được đến trường - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Mảnh đất này nổi tiếng là nghèo khó từ bao đời, nhưng điều đáng nể phục là tinh thần hiếu học của lớp trẻ.

Trong căn nhà vắng vẻ cuối thôn, bà Lê Thị Mặn (71 tuổi) cùng đứa cháu nhỏ hì hục trong gian bếp. Việc dọn bữa cơm tối cũng khiến hai bà cháu loay quay mãi bởi bà Mặn thì bị gãy xương chân đứng không vững; bé Đoàn Thị Su Chinh, cháu nội của bà thì mới lên 5 còn quá bé để biết phụ bà công việc.

Đã hơn một năm kể từ ngày mẹ Su Chinh mất, bao nhiêu biến cố xảy đến với gia đình bà.

Bà Mặn bị ngã gãy chân. Rồi anh Đoàn Thanh Lợi (33 tuổi) ba bé Su Chinh cũng bị tai nạn lao động.

Nhà không có lấy một nguồn thu, lấy đâu tiền nuôi bé Su Chinh chứ chưa tính đến chuyện cho em đi học.

Anh Lợi vừa đỡ đau là chạy ngược chạy xuôi kiếm việc làm. Sức khỏe không còn, không thể phụ hồ như trước, anh phải xa con, ra tận Cửa Việt xin theo tàu đánh bắt xa bờ phụ việc.

Bữa đực bữa cái, mỗi tháng anh về thăm con một lần, mang theo chừng triệu bạc gửi bà Mặn lo bữa ăn rồi lại ra đi.

Ở cái xứ gió Lào cát trắng, có biển mà lại không làm biển được, bà con trong thôn thương gia cảnh bà Mặn, thương bé Su Chinh nhưng không nhà nào có điều kiện mà giúp.

Tuổi được đến trường nhưng phải ở nhà, Su Chinh nhút nhát không giao tiếp với người lạ, mái tóc cháy nắng vàng hoe, chỉ biết gật đầu khi được hỏi có muốn đi học không - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Hàng xóm bé Su Chinh kể lại rằng, mẹ em bị tai biến cách đây hơn một năm, anh Lợi chạy chữa khắp nơi, vay mượn, nợ nần chồng chất mà chị vẫn không qua khỏi.

Thời gian chị nằm viện ở Sài Gòn, bé Su Chinh còn quá nhỏ, bà nội gãy chân ngồi một chỗ, không biết gửi cho ai nên anh đành để con ngồi cạnh giường bệnh của mẹ nó, còn mình thì đi kiếm việc làm.

Su Chinh bị ngã gãy chân trong ngày mẹ em mất. Đám tang đưa mẹ về quê là ngày đưa em với cái chân bó bột về cùng. Bà con chòm xóm nhìn ai cũng ứa nước mắt.

Bà Mặn bảo: "Chừ tui không còn biết than khổ vì cái chi nữa. Khổ hết nói được nữa rồi. Tui chỉ có một nỗi day dứt là con Su đến tuổi đi học vẫn phải ở nhà nghịch cát cùng bọn con nít trong xóm. Thằng Lợi hắn nói không có tiền thì thôi mạ ơi, con đành cho cháu ở nhà".

"Mà con Su hắn ưng đi học. Hắn còn nhỏ chứ hay đòi đi học với bạn lắm". Nói đoạn, bà Mặn nhíu hết mấy hàng nếp nhăn dồn lên mắt. Nước mắt bà trào ra, chát chúa.

Tuấn nay đã lớn, không ngồi vừa trong chiếc sọt của bà nội nữa. Sự học nếu được nối dài sẽ đưa cuộc đời em thoát khỏi chiếc sọt tre ngày bé - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Nếu nhà bà Mặn thuộc diện khó khăn nhất nhì của xã, thì hoàn cảnh của em Bùi Đoàn Anh Tuấn (7 tuổi) cũng khiến bà con trong thôn không khỏi chạnh lòng.

Em ra đời là kết quả của mối tình vụng dại thời sinh viên của ba mẹ, không đăng ký kết hôn, không thủ tục hỏi cưới. Ngày hai đứa sinh viên mặt búng ra sữa vác bụng chình ình về, bà Lê Thị Hường (bà nội Tuấn) phải cắn răng chăm "con dâu" sinh đẻ. Mẹ Tuấn quyết giấu bên ngoại, đợi sinh con xong rồi tình tiếp.

Bà Hường thương con, thương cháu nhẩm tính sinh xong, lại nuôi cả hai đi học rồi làm đám cưới sau ngày hai đứa ra trường.

Ấy thế mà mẹ Tuấn bỏ em đi khi em còn đỏ hỏn, theo người tình mới, không một thông tin hỏi han con.

Ba em học xong thì kiếm việc ở tận Đồng Nai, mỗi năm về thăm con một lần. Tuấn còn khó nhớ nổi mặt ba, và trong trí óc thằng bé, hình ảnh người mẹ là điều gì đó thật xa lạ.

Tuấn học giỏi nhất nhì lớp, luôn được mọi người yêu mến bởi tính tình hiền lành - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Tuấn lớn lên trong vòng tay bà Hường. Từ khi em còn nhỏ, bà chăm bẵm, bú mớm. Khi Tuấn biết ngồi, bà Hường đành bỏ cháu vào một bên chiếc sọt, một bên bà chở bao cát.

Không ai giữ cháu nên đi đâu bà cũng chở Tuấn theo. Lớn lên trong cặp sọt sau lưng chiếc xe đạp cà tàng của bà nội, học sách cũ của bà đi xin về, Tuấn cực kỳ thông minh. Em luôn đứng vào tóp nhất nhì của lớp trong mỗi năm học.

"Tuổi còn nhỏ nhưng đã biết phụ nội quét nhà, dọn cơm, đuổi gà. Tuấn ngoan và nghe lời nội lắm"- bà Hường nói đầy tự hào về cậu cháu trai.

Điều khó khăn duy nhất với bà là đối mặt với câu hỏi của Tuấn: "Mẹ cháu đâu?".

Bà nội đi làm, một mình Tuấn thui thủi một mình - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Hè này, cậu bé đã đi mượn sách lớp hai về vừa ngồi đuổi gà khỏi đám khoai khô bà phơi giữa sân, vừa tập đọc, làm toán lớp 2 để chuẩn bị vào năm học mới.

Cô Nguyễn Thị Lành, giáo viên chủ nhiệm của Tuấn, cho biết: "Em học rất tốt, chăm chỉ và biết giúp đỡ bạn. Tuấn là học sinh gương mẫu nhất trong lớp của tôi".

Với bà Hường, cuộc chiến đưa cháu đến trường ngày càng gian truân khi tuổi bà đã xế chiều. Bà chỉ lo khi mình già đi, còn ai chăm lo cho cháu.

Từ ngày 10-6 đến 30-8, Tuổi Trẻ Online sẽ giới thiệu 100 gương học sinh vượt khó vươn lên trong học tập. Mỗi tấm gương hiếu học sẽ nhận một suất học bổng Đèn đom đóm trị giá 3 triệu đồng. Chương trình do Công ty FrieslandCampina Việt Nam phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ tổ chức.

Theo ông Trần Quốc Huân - phó tổng giám đốc Công ty FrieslandCampina Việt Nam, quỹ khuyến học Đèn đom đóm ra đời từ năm 2002 với sứ mệnh thắp lên ước mơ đến trường cho hàng ngàn trẻ em Việt Nam.

Đến nay, chương trình đã trao tặng 25.500 suất học bổng và xây mới, sửa chữa 21 trường học từ Nam ra Bắc. Quỹ Đèn đom đóm muốn lan tỏa tinh thần hiếu học, đem đến động lực học tập và niềm tin vào cuộc sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

TTO - Cận kề ngày thi tuyển sinh lớp 10, Tạ Ngọc Tố và Nguyễn Hữu Đạt, học sinh lớp 9, Trường TH-THCS Phú Xuân (xã Phú Đức, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) vẫn một buổi ôn thi, một buổi mưu sinh.