Ngành logistics là một trong số ngành liên quan trực tiếp đến nhiều bên khác nhau. Trong đó, khái niệm trung tâm logistics vẫn còn lạ lẫm với nhiều người. Vậy trung tâm logistics là gì? Hãy khám phá câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Ngành logistics là một trong số ngành liên quan trực tiếp đến nhiều bên khác nhau. Trong đó, khái niệm trung tâm logistics vẫn còn lạ lẫm với nhiều người. Vậy trung tâm logistics là gì? Hãy khám phá câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Trung tâm logistics có thể xem là cơ sở để phát triển kinh tế tập trung vào ngành logistics gồm có các chính sách mở khóa đầu tư hay giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.
Sự tồn tại của logistics hub được xem là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thịnh vượng cho quốc gia.
Theo báo cáo, ngành logistics dự kiến sẽ đạt được tỷ lệ 8%-10% trong tổng số sản phẩm quốc nội của Việt Nam vào 2025. Để chinh phục được con số này, đòi hỏi việc xây dựng một kế hoạch mới có thể giúp phát triển cũng như nâng cao tính cạnh tranh của logistics tại quốc gia trong năm 2025.
Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là thị trường lớn nhất về tiêu dùng tại Việt Nam. Đây cũng là trung tâm cung ứng và phân phối lớn nhất tại miền nam. Các hàng hóa dành cho xuất nhập khẩu từ miền Nam và giao thương đều phải đi qua thành phố này.
Chính vì vậy, dự án tập trung xây dựng 3 trung tâm hậu cần tại khu vực miền nam đang được tiến hành với mục tiêu thu hút doanh nghiệp thuê dịch vụ hậu cần chuyên biệt và cắt giảm chi phí không cần thiết.
Bên canh đó, kế hoạch trên cũng đang đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng hậu cần cũng như phát triển logistics hub tại khu vực và các tỉnh thành phố như Hải Phòng, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Lào Cai, v.v.
Trên đây là một số thông tin liên quan về trung tâm logistics và tiềm năng của Việt Nam về hậu cần trong giai đoạn tới. Hy vọng bài viết sẽ mang lại thông tin bổ ích dành cho bạn. Cảm ơn vì đã đọc.
Thông qua những cơ chế đặc thù từ Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội, TP Cần Thơ đã và đang phát huy những tiềm năng, lợi thế theo từng lĩnh vực của mình để tăng tốc và bứt phá, hướng tới đô thị hạt nhân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo lộ trình đã đề ra. Song trước tiên Cần Thơ đang tập trung “gỡ nghẽn” để phát triển thành trung tâm logistics của vùng ĐBSCL. Xoay quanh nội dung này, Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP có các loại hình dịch vụ logistics sau đây:
(1) Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
(2) Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
(3) Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
(5) Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
(6) Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
(7) Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
(8) Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
(9) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
(10) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
(11) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
(12) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
(13) Dịch vụ vận tải hàng không.
(14) Dịch vụ vận tải đa phương thức.
(15) Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
(16) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
(17) Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại 2005.
Theo đó, trong các loại hình dịch vụ logistics phổ biến nêu trên thì có một số loại hình được sử dụng nhiều nhất hiện nay như:
- Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ: Do Việt Nam có hệ thống đường bộ phát triển, đường bộ vẫn là phương thức vận tải phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong vận tải hàng hóa nội địa.
- Dịch vụ đại lý vận tải/môi giới vận tải: Với sự phát triển của thương mại điện tử, các dịch vụ đại lý/môi giới vận tải ngày càng quan trọng để kết nối người gửi với các đơn vị vận tải.
- Dịch vụ kho bãi/logistics: Trong bối cảnh thương mại phát triển, việc quản lý, lưu kho và phân phối hàng hóa trở nên quan trọng, thúc đẩy nhu cầu các dịch vụ logistics tăng lên.
- Dịch vụ chuyển phát nhanh: Với sự gia tăng của thương mại điện tử, dịch vụ chuyển phát nhanh cũng trở nên phổ biến để phục vụ nhu cầu giao nhận hàng hóa.
Như vậy có thể thấy các dịch vụ logistics như vận tải, kho bãi và chuyển phát nhanh là những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, tỷ trọng cụ thể còn phụ thuộc vào đặc điểm thị trường tại từng khu vực địa lý nước ta.
Theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cần những điều kiện sau:
“1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
2. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
- Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam...”
Theo đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cần những điều kiện sau:
- Đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của từng loại hình dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP;
- Kinh doanh bằng phương tiện điện tử cần tuân thủ quy định về thương mại điện tử quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP.
- Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các quy định về tỷ lệ sở hữu(tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cao nhất không quá 51%), hình thức đầu tư(góp vốn, mua cổ phần, hợp tác kinh doanh...), số lượng lao động nước ngoài,... tùy theo từng loại hình dịch vụ cụ thể.
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể áp dụng theo điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia nếu có sự khác biệt về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.
- Đáp ứng các điều kiện về an ninh, quốc phòng nếu hoạt động tại một số khu vực nhất định.
Như vậy, tùy theo từng loại hình dịch vụ cụ thể mà các điều kiện đầu tư, kinh doanh dịch vụ logistics sẽ có những quy định riêng. Tuy nhiên, đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Xem thêm: Miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong trường hợp nào?
Tìm hiểu thông tin về tuyển dụng một nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ qua báo chí, người thân, Internet. Viết báo cáo: tên nghề, số lượng tuyển dụng, yêu cầu đối với người được tuyển dụng, vị trí việc làm, tiền lương.