Tín Chỉ Carbon Là Gì Và Tiềm Năng Ở Việt Nam Hiện Nay Là Gì

Tín Chỉ Carbon Là Gì Và Tiềm Năng Ở Việt Nam Hiện Nay Là Gì

Hiện nay, thị trường mua bán tín chỉ carbon đã hoạt động được một thời gian, chủ yếu đến từ lĩnh vực lâm nghiệp. Việt Nam ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế và thu về hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn khá mới lạ đối với nhiều người.

Hiện nay, thị trường mua bán tín chỉ carbon đã hoạt động được một thời gian, chủ yếu đến từ lĩnh vực lâm nghiệp. Việt Nam ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế và thu về hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn khá mới lạ đối với nhiều người.

FPT IS – Đồng hành cùng doanh nghiệp đạt mục tiêu Netzero năm 2050

FPT IS chính là chiếc cầu nối giữa các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ và giải pháp thúc đẩy việc triển khai các dự án chuyển đổi xanh, bao gồm áp dụng công nghệ để quản lý dự án và tín chỉ carbon.

Bên cạnh đó, FPT IS luôn xây dựng phương pháp mới để đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu và tham gia vào hoạt động giao dịch tín chỉ carbon. Chúng tôi tiến hành đầu tư nghiên cứu và hợp tác với các chuyên gia, cố vấn hàng đầu trong lĩnh vực giải pháp chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp.

Hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp, hai giải pháp chiến lược trọng tâm mà FPT IS áp dụng bao gồm: VertZéro – giải pháp kiểm kê khí nhà kính và Báo cáo ESG. Giải pháp hướng tới việc số hóa toàn bộ quy trình thu thập dữ liệu môi trường, tính toán, quản lý, tạo báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Hơn nữa còn theo dõi tiến trình thực hiện, cam kết, đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn quốc tế.

Tín chỉ carbon (carbon credit) là chứng nhận quyền phát thải khí CO2 hoặc khí nhà kính khác quy đổi sang CO2.

Trong đó, bên bán là bên có khả năng giảm hoặc tăng hấp thụ carbon so với mức tham chiếu. Mỗi tín chỉ carbon tương ứng với một tấn khí CO2 hoặc lượng khí nhà kính quy đổi tương đương sang CO2 đã được ngăn chặn hoặc loại bỏ, đơn vị là CO2tđ trong tiếng Việt, hoặc CO2eq trong tiếng Anh.

Lưu ý, để tính được tín chỉ carbon thì cần có mức tham chiếu. Đây là lượng phát thải khí nhà kính ước tính sẽ xảy ra nếu không có hoạt động giảm phát thải hoặc hấp thụ carbon nào được thực hiện, tức "kịch bản thông thường".

Ví dụ, mức tham chiếu của một dự án trồng rừng có thể là lượng CO2 sẽ được thải ra nếu khu đất đó không được trồng rừng mà vẫn tiếp tục bị chặt phá hoặc sử dụng cho các mục đích khác gây ra phát thải.

Lượng CO2 mà cây cối mới trồng có thể hấp thụ so với kịch bản này sẽ được coi là lượng tăng hấp thụ carbon so với mức tham chiếu. Phần tăng này được bao nhiêu tấn thì quy đổi ra bao nhiêu tín chỉ carbon.

Tín chỉ carbon bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) năm 1997, một hiệp định quốc tế nhằm kiểm soát và giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Theo đó, các quốc gia tham gia cam kết sẽ giảm lượng phát thải khí nhà kính, đồng thời được phép trao đổi quyền phát thải carbon với nhau trên thị trường quốc tế thông qua tín chỉ carbon.

Từ đó, thị trường carbon toàn cầu, nơi các công ty hoặc quốc gia phát thải nhiều hơn mức quy định có thể mua tín chỉ từ các tổ chức, dự án hoặc quốc gia có lượng phát thải thấp hơn hoặc hấp thụ carbon như một trong các cách thức để đạt được các mục tiêu giảm phát thải.

Ngoài ra, để cùng chung tay chống biến đổi khí hậu, ngày càng nhiều công ty tuyên bố về mục tiêu mức phát thải ròng bằng không, tức Net Zero. Theo Net Zero Tracker, một cơ sở dữ liệu do các học giả và tổ chức phi lợi nhuận biên soạn, hơn một phần ba trong số 2.000 công ty đại chúng lớn nhất thế giới đã tự công bố mục tiêu phát thải ròng bằng không của riêng mình.

Các mục tiêu này thường bao gồm các cam kết công khai nhằm giảm lượng khí nhà kính bằng cách sửa đổi quy trình, cải tiến sản phẩm, chuyển đổi nhiên liệu, dùng năng lượng tái tạo, đầu tư vào các dự án loại bỏ carbon. Tuy nhiên, một số ngành đặc thù không thể hoàn toàn loại bỏ được hoàn toàn phát thải. Khi ấy, doanh nghiệp cần mua tín chỉ carbon để bù trừ phần cam kết giảm phát thải còn thiếu.

Tín chỉ carbon ra đời nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức giảm lượng phát thải khí nhà kính bằng cách đầu tư vào các công nghệ và dự án xanh. Điều này giúp giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Việc trao đổi và mua bán tín chỉ carbon còn tạo ra một thị trường mới, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp xanh như năng lượng tái tạo, trồng rừng, và các dự án tiết kiệm năng lượng. Điều này không chỉ giúp giảm phát thải mà còn tạo ra cơ hội kinh tế mới.

Ở nhiều quốc gia, các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về lượng phát thải khí nhà kính. Tín chỉ carbon giúp các doanh nghiệp này đáp ứng các yêu cầu pháp lý, tránh được các khoản phạt và tăng cường hình ảnh thương hiệu xanh.

Ngoài ra, tín chỉ carbon thúc đẩy tính minh bạch trong việc đo lường và báo cáo lượng phát thải khí nhà kính, từ đó giúp cộng đồng và chính phủ có cái nhìn rõ ràng hơn về những nỗ lực chống biến đổi khí hậu.