Thị Xã Tây Sơn Bình Định

Thị Xã Tây Sơn Bình Định

Sơn Tây là một thị xã thuộc Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Sơn Tây là một thị xã thuộc Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Thách thức, tồn tại, điểm nghẽn phát triển

Giai đoạn trước năm 2008, trong cấu trúc tỉnh Sơn Tây và tỉnh Hà Tây cũ, đô thị Sơn Tây đã từng là đô thị tỉnh lỵ, phát triển từ thị xã lên thành phố Sơn Tây năm 2007 (đô thị loại III năm 2006). Từ giai đoạn sau khi sáp nhập vào cấu trúc tổng thể Thủ đô Hà Nội năm 2008, với các đặc điểm, tính chất mới cho đến nay, sau 15 năm phát triển, thị xã Sơn Tây đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, thách thức.

Đó là liên kết vùng yếu, chưa phát huy được vai trò đô thị vệ tinh, tiềm năng, thế mạnh; chưa chia sẻ chức năng, hỗ trợ phát triển tương hỗ của thủ đô Hà Nội trong vùng Thủ đô. Các dự án kết nối với hạ tầng khung của trung tâm thành phố và vùng xung quanh phía Tây Bắc Hà Nội hầu như chưa được thực hiện (đường vành đai 5, đường Tây Thăng Long, đường Hồ Chí Minh, trục Hồ Tây - Ba Vì…).

Việc cụ thể hóa nội dung đồ án quy hoạch chung còn vướng mắc do quy hoạch phân khu đến nay chưa được phê duyệt. Mặt khác, quy hoạch chung của thị xã còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo với các quy hoạch khác (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chuyên ngành…) từ đó đã ảnh hưởng đến công tác thu hút, xúc tiến đầu tư để triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thị xã Sơn Tây cũng còn các dự án treo chậm triển khai làm ảnh hưởng tới mặt bằng phát triển của thị xã; vấn đề ô nhiễm môi trường của bãi rác Xuân Sơn, khu vực sân golf hồ Đồng Mô chưa được xử lý triệt để.

Ngoài ra, các dự án công trình trọng điểm có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội chưa được quan tâm đầu tư, như các dự án giao thông hạ tầng khung, dự án cải tạo sông Tích kết hợp làm công viên, dự án khu du lịch Hồng Việt, dự án khu du lịch hồ Đồng Mô, dự án bảo tồn tôn tạo phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa làng cổ Đường Lâm...

Để phát triển bền vững thị xã Sơn Tây theo định hướng văn hiến, văn minh, hiện đại, xanh, thông minh của Thủ đô Hà Nội, ông Ngô Đình Ngũ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây đề xuất một số giải pháp tích hợp trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ông Ngô Đình Ngũ khẳng định, quan điểm phát triển Sơn Tây theo hướng "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và "Xanh, thông minh" là quan điểm phát triển xuyên suốt. Sơn Tây chọn "Văn hóa - Con người" là mục tiêu, là nền tảng, là nguồn lực và động lực để phát triển, với yếu tố đặc biệt là trung tâm của văn hóa xứ Đoài, là vùng đất địa linh nhân kiệt với các danh nhân nổi tiếng trong lịch sử, như vua Phùng Hưng, vua Ngô Quyền, Bà chúa Mía Ngô Thị Ngọc Dong, Khâm sai đại thần Phan Kế Toại, Phó bảng Kiều Oánh Mậu, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi Hà Kế Tấn, Thám hoa Giang Văn Minh,…cùng 288 vị khoa bảng tiến sỹ được vinh danh tại Văn Miếu Sơn Tây. Sơn Tây với sự khác biệt, những nét riêng có là đại diện tiêu biểu cho sự phong phú và đa dạng, bề dày lịch sử của nền "Văn hiến - Văn minh" của Thủ đô.

Với ưu điểm Sơn Tây là đô thị cửa ngõ Tây Bắc của Hà Nội; là đô thị cổ, đô thị văn hóa lịch sử, là trung tâm, là hạt nhân của "Văn hóa xứ Đoài". Trong đó, nổi bật là giá trị về văn hóa lịch sử, văn hóa truyền thống với hệ thống di sản, di tích dày đặc, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng vượt trội đứng đầu cả nước cùng vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên sông, hồ, đồi, rừng địa thế độc nhất thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa lịch sử tâm linh. Đây là nguồn lực thuận lợi để phát triển chung cho Thủ đô Hà Nội và cả nước về trải nghiệm mang tầm đẳng cấp quốc tế.

Bên cạnh đó, Sơn Tây chú trọng phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ thị xã Sơn Tây theo hướng bền vững, bảo đảm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, thân thiện và bền vững với môi trường. Bảo đảm công tác quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội của thị xã, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững "Xanh - Thông minh".

Tổ chức không gian lãnh thổ vùng, phát triển đô thị vệ tinh Sơn Tây và các điểm dân cư nông thôn phù hợp với điều kiện địa hình, phân bố dân cư đạt hiệu quả.

Đồng thời, chú trọng bảo tồn, lưu giữ truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa bản địa, giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa, di tích lịch sử vốn có. Xây dựng đồng bộ các cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng trong khu vực đô thị vệ tinh Sơn Tây với tiêu chí "Văn minh - Hiện đại" và " Xanh - Thông minh".

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nội dung quy hoạch tỉnh được lập theo Luật Quy hoạch năm 2017 với mục tiêu tích hợp các nội dung đa ngành, đa lĩnh vực. Do đó, Sơn Tây với vai trò là một cấu trúc trong tổng thể phát triển của Thủ đô Hà Nội sẽ có những vai trò, chức năng và vị thế trong tình hình mới.

Cụ thể, Sơn Tây được xác định là đô thị cửa ngõ vùng thủ đô, là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch phía Tây Bắc của Hà Nội có tính chất cơ bản là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đô thị xanh, đô thị vệ tinh, cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội với vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng, là đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô trên tuyến đường Hồ Chí Minh, đường Quốc lộ 32, đường Vành đai 5, là hạt nhân để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội.

Có tính chất là đô thị dịch vụ thương mại, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh gắn với những giá trị lịch sử truyền thống của địa phương.

Đề xuất đột phá phát triển, tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây Ngô Đình Ngũ cho biết, thứ nhất, phát huy tiềm năng lợi thế giá trị to lớn của văn hóa xứ Đoài, trong đó Sơn Tây là trung tâm hội tụ của văn hóa xứ Đoài có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng vượt trội, đứng đầu trong cả nước mà chỉ riêng Sơn Tây mới có, đó là quần thể khu di tích văn hóa lịch sử thành cổ Sơn Tây, Đền Và, Văn Miếu, công viên Sông Tích, chùa Mía, làng cổ Đường Lâm, lăng vua Ngô Quyền, đền vua Phùng Hưng (một ấp 2 vua) cộng với một địa hình độc đáo kết hợp với vẻ đẹp, cảnh quan thiên nhiên, rừng núi, đồi gò, sông hồ (sông Hồng, sông Tích, sông Hang, hồ Đông Mô cùng với 21 hòn đảo nằm rải rác xung quanh, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, với 34 đồi núi xung quanh; hồ Xuân Khanh nằm dưới chân núi Ba Vì hùng vĩ có nhiều đồi gò bao quanh và 508,34 héc-ta rừng, 3 sân gôn 54 lỗ đẳng cấp quốc tế...).

Giá trị tiềm năng to lớn đó là nguồn lực, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử đạt tiêu chuẩn quốc tế (khu du lịch trọng điểm của Thành phố).

Những giá trị tiềm năng to lớn phải được tích hợp kéo vào nguồn lực phát triển chung của Thành phố để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; để văn hóa xứ Đoài và giá trị vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên của Sơn Tây phải nằm trong tổng thể văn hiến, văn minh hiện đại của Thủ đô.

Thứ hai, định hướng ngắn hạn hình thành cụm đô thị Sơn Tây - Ba Vì - Phúc Thọ trở thành trung tâm du lịch mới của vùng thủ đô, với đô thị Sơn Tây là trung tâm (đô thị Sơn Tây gia tăng kết nối với Ba Vì, Phúc Thọ để hình thành không gian xuyên suốt, thống nhất).

Thứ ba, tầm nhìn dài hạn hình thành thành phố du lịch của thủ đô, bao gồm Sơn Tây - Ba Vì - Phúc Thọ, trở thành cực tăng trưởng mới của Hà Nội và điểm đến du lịch khác biệt, hấp dẫn của quốc gia.

Thứ tư, khoanh vùng bảo tồn vùng di tích, cảnh quan, mở rộng phát triển chuỗi các di tích hình thành tuyến du lịch sông Hồng, sông Hang, sông Tích, chùa Mía, thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, lăng Ngô Quyền, đình Phùng Hưng, chùa Khai Nguyên.

Thứ năm, đầu tư xây dựng tuyến đường sắt kết nối từ Nhổn đến thị xã Sơn Tây nhằm tạo kết nối vận chuyển công cộng khối lượng lớn (MRT) từ đô thị vệ tinh đến đô thị trung tâm và nhà ga trung tâm tại ga Hà Nội hiện nay. Hệ thống giao thông công cộng MRT sẽ thúc đẩy sự kết nối đi lại, giao thương, đặc biệt là hai không gian văn hóa quan trọng "Văn hóa xứ Đoài" và khu vực nội đô lịch sử, kinh thành Thăng Long xưa.

Tây Sơn vươn tầm đô thị loại IV

Đạt được nhiều thành tựu trong phát triển KT-XH những năm gần đây, huyện Tây Sơn đang huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí và triển khai hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn đô thị loại IV.

Tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng

Theo lộ trình đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa của huyện Tây Sơn đạt 57,6%, hệ thống đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Huyện tập trung xây dựng 7 đơn vị hành chính đạt tiêu chuẩn phường (thị trấn Phú Phong, xã Bình Tường, xã Tây Phú, xã Tây Xuân, xã Bình Nghi, xã Bình Thành, xã Bình Hòa). Để đạt được mục tiêu này, UBND huyện triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung vào đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Từ năm 2021 - 2023, huyện triển khai 41 dự án với tổng giá trị 4.406 tỷ đồng. Các dự án tiêu biểu là: Nâng cấp, mở rộng tuyến QL 19B, mở rộng đường vào Khu du lịch Hầm Hô, xây dựng mới các tuyến: Đường tránh phía Nam thị trấn Phú Phong, đường tránh QL19 phía Nam đô thị Phú Phong, đường Bình Nghi - Bình Hòa, đường nối QL 19 đến đường tránh mới phía Nam (phía Đông Cụm công nghiệp Bình Nghi), đường nối QL 19 và ĐT 636 (xã Bình Nghi)...

Ông Hồ Văn Trung, một người dân ở thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, phấn khởi: Vài năm gần đây, tôi thấy huyện đầu tư xây dựng đường giao thông khắp từ thôn đến xã. Đường mới được mở đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hệ thống chiếu sáng, vỉa hè, thoát nước, cây xanh…, tạo nên những tuyến phố đẹp. Người dân đi lại, chuyên chở hàng hóa thuận lợi, kinh tế phát triển, nhiều hộ dân đầu tư xây dựng tường rào cổng ngõ, trồng hoa giúp cảnh quan ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp.

Huyện hoàn thiện và phê duyệt 9 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 gồm: Khu đô thị Phú Hòa, khu đô thị Phú An, khu đô thị Bình Hòa, khu đô thị Bình Thành, khu đô thị Bình Tường, khu đô thị Tây Bình, khu đô thị Bắc Sông Kôn, khu đô thị Hòa Lạc và điều chỉnh quy hoạch chung xã Tây Giang theo hướng đạt chuẩn đô thị loại V.

Nhiều thiết chế văn hóa, thể thao đã được xây dựng phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân như: Quảng trường trước Bảo tàng Quang Trung (5,5 ha), công viên khu đê bao sông Côn (4,5 ha) được lắp đặt dụng cụ tập luyện thể thao ngoài trời; công viên nước và hồ bơi Minh Thành, khu trung tâm TDTT thị trấn Phú Phong…

Một góc thị trấn Phú Phong. Ảnh: HẢI YẾN

Hoàn thiện các tiêu chí trong năm 2024

Ông Phan Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, cho biết, theo đánh giá hiện trạng đô thị huyện Tây Sơn, về tiêu chí phân loại đô thị loại IV, địa phương đạt khoảng 73,58 điểm/100 điểm, tăng 12,11 điểm so với năm 2022. Năm 2024, huyện phấn đấu đạt thêm ít nhất 11,42 điểm theo tiêu chí của Nghị quyết 26, để đạt đô thị loại IV với 85 điểm. Dự kiến đến năm 2025, huyện cơ bản đạt tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại IV; đến năm 2026 đủ điều kiện lập đề án đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận đạt đô thị loại IV; trước năm 2030 sẽ phấn đấu nâng cấp Tây Sơn thành thị xã.

Hiện nay, huyện Tây Sơn tìm giải pháp để nâng tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt chuẩn theo quy định; nâng tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở vùng nông thôn; nâng tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Ban Quản lý cấp và thoát nước huyện thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phú Phong với tần suất tăng từ 3 lên 6 lần/tuần tại 15/15 xã, thị trấn bằng xe ép rác chuyên dụng; đảm bảo đến tháng 8.2024 đạt tỷ lệ thu gom từ 90% trở lên.

Huyện tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch. Toàn huyện quy hoạch 12 CCN trên 472 ha, hiện thu hút 121 DN đầu tư, tỷ lệ lấp đầy các CCN đạt 81,22%, giải quyết việc làm cho 6.000 lao động tại chỗ. Nhiều dự án lớn đã và sắp đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế địa phương như: Dự án Khu sản xuất, chế biến nông, lâm sản của Công ty CP Vinanutrifood Bình Định, tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng; Dự án Nhà máy sản xuất gạch ốp lát cao cấp và ngói gốm tráng men của Công ty CP Takao Bình Định, tổng vốn đầu tư hơn 1.920 tỷ đồng; Dự án Nhà máy sản xuất gạch ốp lát granite do Công ty CP Công nghiệp Kamado làm chủ đầu tư, tổng vốn gần 1.000 tỷ đồng…

Huyện cũng xây dựng đề án phát triển du lịch nhằm khai thác tối đa thế mạnh địa phương, đặc biệt trong việc hình thành chuỗi liên kết theo hướng kinh tế du lịch. Trung bình hằng năm, huyện đón 350 nghìn lượt khách tham quan các khu di tích lịch sử, du lịch cộng đồng.

Tháng 6.2024, tại buổi làm việc với huyện Tây Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh: Huyện cần khẩn trương hoàn thành các tiêu chuẩn thuộc các tiêu chí đô thị loại IV, nâng cấp từ huyện lên thị xã. Để làm được điều đó, địa phương phải quản lý quy hoạch tốt, tạo điều kiện thuận lợi để các DN đến đầu tư, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, phát triển KT-XH, nâng cao thu nhập cho người dân.

Quản lý kiến trúc đô thị Tây Sơn

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Tây Sơn được UBND tỉnh phê duyệt tháng 8.2023 có phạm vi áp dụng cho 9 đơn vị hành chính thuộc khu vực nội thị theo quy hoạch định hướng đô thị Tây Sơn.

Theo đó, các đơn vị hành chính thuộc khu vực nội thị áp dụng quy chế này gồm: Thị trấn Phú Phong, các xã: Tây Giang, Bình Tường, Tây Phú, Tây Xuân, Bình Nghi, Bình Thành, Bình Hòa; riêng xã Tây Bình áp dụng quy chế này khi đã hình thành đô thị. Đồng thời, khuyến khích áp dụng quy chế này đối với các xã còn lại.

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Tây Sơn là cơ sở quan trọng để quản lý, thực hiện theo quy hoạch đô thị được duyệt và thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị. Ông Phan Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, cho hay: Đây còn là một trong những căn cứ để lập đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị riêng và cấp giấy phép xây dựng; quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về kiến trúc của các cấp chính quyền và cơ quan, đơn vị liên quan. Là cơ sở để lập kế hoạch triển khai thực hiện thiết kế đô thị riêng, chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan các khu dân cư hiện hữu; lập danh mục các dự án cải tạo đô thị…

Xây dựng đô thị Tây Sơn với không gian trung tâm là lõi đô thị Phú Phong hiện hữu mở rộng, khu vực bờ Bắc sông Côn. Ảnh: DŨNG NHÂN

Quy chế xác định các nguyên tắc đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù, bao gồm: Các khu vực có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan (6 khu vực chính và các tuyến hành lang thoát lũ kết hợp cây xanh cảnh quan); 13 trục đường chính có tính chất đặc biệt quan trọng về hành chính, thương mại, du lịch; 21 khu vực di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn từ cấp tỉnh, quốc gia trở lên; 4 quảng trường và công viên lớn; và 3 khu vực cửa ngõ đô thị.

Đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù, việc quản lý quy hoạch, không gian, kiến trúc, cảnh quan thực hiện theo quy hoạch chung, các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết được duyệt tạo điểm nhấn kiến trúc cho khu vực nội thị. Bảo tồn các di tích, danh lam thắng cảnh theo Luật Di sản văn hóa và các quy định hiện hành khác có liên quan. Việc xây dựng các công trình tại khu vực có địa hình đặc thù phải hạn chế tối đa việc làm biến dạng địa mạo, địa hình tự nhiên… Khu vực lập thiết kế đô thị riêng được xác định là các khu vực cửa ngõ của đô thị, khu công viên lớn, không gian công cộng.

Đô thị Tây Sơn xác định 8 tuyến phố thiết kế đô thị riêng. Khu vực ưu tiên cải tạo, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung nằm trong khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Huệ, khu đô thị phía Nam QL 19, khu đô thị Phú Hòa, khu đô thị Hòa Lạc, khu đô thị Bắc Sông Kôn, khu vực phía Tây Bảo tàng Quang Trung... 4 tuyến phố ưu tiên cải tạo, chỉnh trang là tuyến Phan Đình Phùng nối dài, Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Võ Văn Dõng.

Ông Phan Chí Hùng cho biết thêm, định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan xây dựng đô thị Tây Sơn có không gian kiến trúc cảnh quan mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc văn hóa Tây Sơn- Bình Định. Trong đó, không gian trung tâm là lõi đô thị Phú Phong hiện hữu mở rộng, khu vực bờ Bắc sông Côn gồm các khu vực xã Bình Thành, Bình Hòa; khu vực phía Nam là khu vực Phú Hòa và không gian hai bên bờ sông Côn thu hút các hoạt động công cộng đô thị, thương mại dịch vụ, dịch vụ du lịch. Đây sẽ là bộ mặt chính tạo nên bản sắc đô thị di tích lịch sử và du lịch Tây Sơn.

Vùng đô thị hiện hữu là khu vực trung tâm đô thị Phú Phong hiện có, các công trình di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng có định hướng cải tạo, bảo tồn, chỉnh trang mỹ quan đô thị, tăng cường tiện ích công cộng đồng thời kết hợp với các hoạt động du lịch để nâng cao giá trị và bản sắc lịch sử văn hóa địa phương.

Vùng phát triển đô thị mới mở rộng không gian được xác định quanh trục 9 khu đô thị mới: Khu đô thị Bắc sông Kôn, khu đô thị Bình Thành, khu đô thị Bình Hòa, khu đô thị Tây Bình, khu đô thị Hòa Lạc, khu đô thị Phú Hòa, khu đô thị Phú An, khu đô thị Bình Tường, khu đô thị Tây Giang. Đây là các khu vực phát triển mới của Tây Sơn về dịch vụ thương mại, công cộng cho phát triển đô thị năng động.