DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Sau khi yên tâm rằng lên năm 3 bắt đầu đi học Tiếng Anh để thi lấy bằng vẫn kịp, vẫn có thể đạt yêu cầu chuẩn ngoại ngữ đầu ra của trường, thì sinh viên có thể thở phào nhẹ nhõm, bớt áp lực, bớt căng thẳng hơn. Tuy nhiên, các bạn sinh viên năm 3 cũng cần phải tập trung cho việc học, phải có lộ trình học Tiếng Anh hiệu quả và chăm chỉ ôn luyện, thì mới đạt kết quả tốt, chứ nếu chủ quan, dung dăng dung dẻ, vừa học vừa chơi, thiếu tập trung, thì các em vẫn có khả năng không đạt, tệ hơn là chỉ thiếu một chút so với chuẩn ngoại ngữ đầu ra của trường, như thế sẽ cực kỳ đáng tiếc, mất thời gian học lại, rồi thi lại thêm lần nữa. Dưới đây là lộ trình học Tiếng Anh hiệu quả mà sinh viên năm 3 có thể tham khảo.
Đầu tiên, các em cần xác định chính xác trình độ ngoại ngữ hiện tại của mình đang ở mức bao nhiêu so với chuẩn đầu ra của trường, chẳng hạn như trường yêu cầu TOEIC 500, thì các em hãy làm 2-3 đề thi thử TOEIC, rồi lấy trung bình xem hiện tại mình đang bao nhiêu điểm. Nếu dưới 250, thì các em đang mất căn bản, cần ôn luyện lại nền tảng trước, bằng cách đăng ký theo học các khoá Tiếng Anh căn bản kéo dài 5-6 tháng, để lấy lại nền tảng, thuộc các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh phổ biến. Sau đó, thi thử lại TOEIC, các em sẽ đạt được mức điểm khoảng 330 – 400. Khi đang ở mức điểm này, sinh viên có thể lựa chọn tham gia tiếp các khoá luyện thi TOEIC trong khoảng 4 tháng, để lấy mức điểm đạt mức chuẩn ngoại ngữ đầu ra mà trường yêu cầu. Hoặc các em cũng có thể tự ôn luyện, giải đề tại nhà, hoặc học nhóm cùng bạn bè, miễn sao các em tự tin vào năng lực học hỏi của mình, và có đủ quyết tâm, nỗ lực để tự ôn luyện một cách nghiêm túc.
Tức là thường thì sinh viên sẽ mất khoảng 9-10 tháng học liên tục để có thể đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra của trường, đây chỉ là con số ước lượng, trên thực tế, sẽ có những bạn cần ít thời gian hơn, nhưng cũng có những bạn mất nhiều thời gian hơn, tuỳ thuộc vào sự quyết tâm và khả năng học hỏi của mỗi người. Tất nhiên, song song với việc ôn luyện Tiếng Anh, thì sinh viên năm 3 cũng cần phân bổ thời gian hợp lý để đảm bảo mình vẫn học tốt các môn chuyên ngành trong trường, tránh trường hợp quá mải mê luyện ngoại ngữ, rồi lại chểnh mảng các môn học quan trọng khác.
Trên đây là lộ trình học luyện thi lấy bằng TOEIC, nếu như trường các em yêu cầu chuẩn đầu ra với các chứng chỉ khác, thì mình cũng có thể áp dụng tương tự. Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng sinh viên năm 3 mới lật đật đi học Tiếng Anh có muộn không, kèm theo lộ trình học Tiếng Anh hiệu quả để đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra của trường. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tốt!
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
— + Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời. + Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,… Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích + Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.
Thể lệ chương trình ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng
Thể lệ chương trình ưu đãi tích điểm trên MyVIB xem
Chuẩn ngoại ngữ/Tiếng Anh đầu ra là một tiêu chí bắt buộc mà sinh viên cần đáp ứng thì mới đủ điều kiện để xét tốt nghiệp. Tuỳ theo quy định của trường, nếu trường mình theo học không yêu cầu thì thôi, còn nếu có yêu cầu thì sinh viên cần phải đạt, phải đủ mức điểm tối thiểu theo quy định. Chẳng hạn như trường yêu cầu chuẩn đầu ra là TOEIC 500, thì sinh viên phải thi lấy bằng TOEIC với mức điểm tối thiểu là 500, nếu 495 thì vẫn tính là chưa đạt, phải học và thi lại tới khi nào đạt thì mới được xét tốt nghiệp. Chính vì thế, để tránh trường hợp xui rủi thi xong lại thiếu điểm chút xíu, không kịp thời gian để ôn lại, thi lại và chờ bằng ngoại ngữ, thì sinh viên thường sẽ thi lấy bằng Tiếng Anh đầu ra từ khoảng cuối năm 3, đầu năm 4, để trừ hao lỡ có trục trặc gì thì vẫn kịp để các em đăng ký thi lại.
Đó là thời điểm mà sinh viên đại học thường lựa chọn để đăng ký thi ngoại ngữ đầu ra, tuy nhiên, trước khi thi thì các em phải có kiến thức, phải học và ôn luyện từ trước. Vậy sinh viên năm 3 mới lật đật đi học Tiếng Anh có muộn không?
Trong quá trình giảng dạy ở đại học, đa số các trường đều quan tâm tới việc nâng cao Tiếng Anh cho sinh viên, thường sẽ có khoảng 3-4 môn Tiếng Anh với cấp độ từ cơ bản đến nâng cao, phân bổ đều trong các năm học, để củng cố trình độ ngoại ngữ, giúp sinh viên có được vốn từ vựng và khả năng giao tiếp đủ để có thể cạnh tranh việc làm khi ra trường. Tất nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc thêm môn Tiếng Anh vào chương trình học, thì cũng chưa chắc sinh viên sẽ tập trung, cố gắng học để đạt điểm cao và nắm vững kiến thức ngoại ngữ, vì các em sẽ chủ quan rằng điểm Tiếng Anh thấp cũng chẳng sao, mình sẽ ráng học tốt các môn chuyên ngành để bù lại, để kéo điểm trung bình tích luỹ lên.
Chính vì thế, các trường đại học thường sẽ có thêm yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ đầu ra, quy định rõ rằng sinh viên cần có chứng chỉ ngoại ngữ như TOEIC/IELTS hoặc các bằng cấp tương đương, phải đạt đủ mức điểm chuẩn mà trường quy định theo từng ngành, để bổ sung vào hồ sơ xét tốt nghiệp. Nếu không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng từ trước, chưa nắm rõ quy định về chuẩn ngoại ngữ đầu ra, thì sinh viên có thể sẽ gặp phải những bất lợi, rắc rối khi xét tốt nghiệp ra trường. Cụ thể hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu xem nếu sinh viên không đạt chuẩn Tiếng Anh đầu ra thì có tốt nghiệp được không?
Ngoại ngữ là điều khó lòng học dồn, học nhồi một cách gấp gáp, tức là các em sẽ khó lòng từ một người mất căn bản, trở nên vững kiến thức, đủ điểm chuẩn ngoại ngữ đầu ra chỉ trong 3-4 tháng, thay vào đó, mình cần một quá trình học dài hơn và kiên trì theo đuổi. Trên thực tế, học sinh/sinh viên đã được tiếp xúc với môn Tiếng Anh ngay từ cấp 1, cấp 2, từ khi còn nhỏ, nhưng đến khi lên đại học thì vẫn còn nhiều sinh viên chưa thật sự tự tin vào khả năng Tiếng Anh của bản thân, từ vựng học trước quên sau, giao tiếp thì ấp a ấp úng, thiếu tự tin, làm thử đề thi TOEIC thì cũng chỉ mới ở mức điểm cơ bản 300 – 350. Chính vì thế, không ít bạn lo ngại rằng liệu cần bao lâu để đủ thời gian ôn luyện cho đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra của trường, vốn dĩ mình đã học Tiếng Anh cũng cả chục năm rồi mà trình độ cũng vẫn chỉ ở mức căn bản, thì phải làm sao đây, năm 3 mới lật đật đi học Tiếng Anh để thi lấy bằng thì liệu có muộn không?
Mỗi trường đại học sẽ có tiêu chuẩn ngoại ngữ đầu ra khác nhau, nhưng thường sẽ xoay quanh bằng TOEIC với mức điểm dao động trong khoảng 450-550. Thật ra, cột mốc này không quá khó, vì tính ra nó cũng chỉ ở mức khá, tức là sinh viên cần nắm được các từ vựng Tiếng Anh phổ biến, các cấu trúc ngữ pháp thường gặp, rồi chịu khó ôn luyện thêm về kỹ năng Listening + Reading, thì hoàn toàn có thể đạt mức điểm chuẩn này. Bằng chứng là các anh chị khoá trên đều đã tốt nghiệp đại học, cho dù trước đó cũng có nhiều người tự ti về khả năng ngoại ngữ của mình. Hơn nữa, nếu bắt đầu học Tiếng Anh từ đầu năm 3, thì sinh viên sẽ có khoảng 1.5 năm để ôn luyện, hoàn toàn có thể đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra mà trường yêu cầu.