Nhập khẩu cho vợ và con là thủ tục hành chính phổ biến hiện nay. Vậy khi nhập khẩu cho vợ và con có cần đáp ứng điều kiện gì không? Dưới đây là hướng dẫn thủ tục nhập khẩu cho vợ, con online năm 2023.
Nhập khẩu cho vợ và con là thủ tục hành chính phổ biến hiện nay. Vậy khi nhập khẩu cho vợ và con có cần đáp ứng điều kiện gì không? Dưới đây là hướng dẫn thủ tục nhập khẩu cho vợ, con online năm 2023.
Nhập khẩu cho vợ, con là việc đăng ký thường trú cho vợ, cho con vào chỗ ở hợp pháp của người chồng. Theo đó, việc nhập khẩu phải được thực hiện và tuân thủ các điều kiện được quy định tại Luật Cư trú năm 2020. Tại khoản 2 Điều 20 Luật này quy định:
“2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con”
Theo đó, căn cứ vào quy định trên có thể thấy khi có sự đồng ý của chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp (là chồng hoặc gia đình chồng) thì người chồng hoàn toàn có thể nhập khẩu cho vợ và con của mình vào hộ khẩu thường trú của mình mà không cần phải có bất kỳ điều kiện khác.
Tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 có quy định về thủ tục đăng ký thường trú cụ thể như:
Tại khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 có quy định về cơ quan đăng ký cư trú như sau:
Như vậy, cá nhân có thể đăng ký nhập hộ khẩu cho vợ tại cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú bao gồm:
- Công an xã, phường, thị trấn.
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Lệ phí nhập hộ khẩu cho vợ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Để được nhập hổ khẩu cho vợ khác tỉnh vào nhà chồng, thì cần phải đáp ứng được điều kiện mà pháp luật quy định. Vì vậy, nếu chuẩn bị nhập hộ khẩu cho vợ cần nắm được điều kiện này. Theo khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi mà được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong trường hợp vợ chuyển snag ở với chồng; chồng chuyển sang ở với vợ.
Như vậy, nếu vợ nhập hộ khẩu về nhà chồng cần đáp ứng được đồng thời các điều kiện sau:
– Chủ hộ đồng ý cho người vợ nhập hộ khẩu;
– Chủ sở hữu căn nhà đồng ý cho người vợ nhập hộ khẩu.
Tại Điều 12 Luật Cư trú năm 2020 đã xác định nơi cư trú của người chưa thành niên chính là nơi cư trú của cha mẹ. Trong trường hợp nếu cha và mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định theo nơi cư trú của cha hoặc của mẹ.
Theo đó có thể thấy pháp luật rất quan tâm đến quyền được xác định nơi cư trú đối với công dân, đặc biệt là người chưa thành niên. Do đó, khi sinh con hoặc nhận con và có đủ căn cứ để có thể nhập khẩu cho con thì cha, mẹ cần phải thực hiện trách nhiệm nhập khẩu cho con vào nơi cư trú của mình.
Trong trường hợp, khi xác định đã bảo đảm các điều kiện có thể nhập khẩu cho con theo quy định của Luật Cư trú năm 2020 nhưng cha, mẹ vẫn không thực hiện thủ tục nhập khẩu cho con thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.
Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định từ 500 nghìn đồng đến 01 triệu đồng tuỳ vào mức độ thiệt hại mà hành vi gây ra.
Việc đăng ký thường trú cho con là một thủ tục quan trọng mà cha mẹ nên thực hiện ngay từ khi đăng ký khai sinh cho con.
Việc đăng ký khai sinh cho con giúp cho cơ quan Nhà nước thực hiện quyền quản lý về dân cư có thể giám sát được tình hình dân cư và đảm bảo các lợi ích cho dân cư thuộc diện quản lý.
Bên cạnh đó, việc nhập khẩu cho con còn giúp cho con được hưởng các nhu cầu chính đáng, lợi ích hợp pháp trong học tập, an sinh xã hội… Bên cạnh đó, khi nhập khẩu cho con theo đúng quy định của Luật Cư trú thì cha mẹ sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính, giúp cha mẹ có thể tiết kiệm một khoản chi phí hợp lý.
Trên đây những hướng dẫn của chúng tôi về thủ tục nhập khẩu cho vợ, con hiện nay. Nếu có thắc mắc về quy định trên, vui lòng liên hệ ngay tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và nhanh chóng.
Có nhiều người lấy chồng, lấy vợ khác tỉnh, khi thực hiện nhập hộ khẩu cho vợ vào nhà chồng thì không biết nhập hộ khảo cho vợ khác tỉnh như thế nào? Có thể nhiều người đang có nhu cầu nhập hộ khẩu cho vợ khác tỉnh nhưng vì chưa nắm được thủ tục thực hiện như thế nào? Việc nhập hộ khẩu phải được thực hiện theo quy trình, thủ tục mà pháp luật quy định. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ khác tỉnh, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Nhập hộ khẩu được hiểu là việc công dân đăng ký thông tin với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, và được ghi vào sổ hộ khẩu. Theo quy định của Luật Cư trú 2020 thì nhập khẩu được hiểu là thủ tục đăng ký thường trú của công dân.
Khi nhập hộ khẩu khác tỉnh cho vợ, người thực hiện cần đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thủ tục. Theo quy định mới tại Luật Cư trú 2020 thì khi vợ có nhu cầu nhập hộ khẩu vào hộ khẩu nhà chồng ở tỉnh khác thì chỉ cần đăng ký thường trú ở tỉnh nơi người chồng đang đăng ký mà không còn làm thủ tục chuyển hộ khẩu như trước nữa.
Trong đó, cơ quan đăng ký cư trú bao gồm:
– Công an cấp xã, phường, thị trấn;
– Công an cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc TW ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Sau khi kết hôn, có nhiều người lo lắng về việc sang nhà chống sinh sống mà chưa nhập hộ khẩu sẽ bị xử phạt vì bắt buộc phải nhập hộ khẩu vào nhà chồng. Theo quy định thì sau khi hai người nam, nữ xác lập quan hệ vợ, chồng thì phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Một trong số đó là nghĩa vụ sống chung với nhau. Cụ thể, khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
“Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.“
Căn cứ tại Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.“
Và tại Điều 14 của Luật Cư trú 2020 cũng quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:
– Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống;
– Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, pháp luật không có quy định bắt buộc vợ phải nhập khẩu vào nhà chồng mà việc lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng sẽ theo thỏa thuận của vợ chồng.
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ khác tỉnh chi tiết 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Để thực hiện quy đăng ký thường trú online, cần thực hiện thông qua các bước sau:Bước 1: Truy cập vào website Cổng dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ:https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.htmlBước 2: Đăng nhập vào tài khoản dịch vụ công (nếu chưa có tài khoản thì thực hiện đăng ký)Bước 3: Nhấn chọn vào mục “Đăng ký thường trú” tại trang chủBước 4: Điền đầy đủ thông tinLưu ý: (*) là những mục bắt buộc phải điền đầy đủ thông tin.Bước 5: Kiểm tra lại hồ sơ.
Căn cứ tại Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định: “Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.”Đồng thời tại Điều 43 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:– Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.– Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.Tại Điều 14 của Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:– Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống;– Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.Dựa vào những căn cứ nêu trên có thể thấy việc lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng sẽ theo thỏa thuận của vợ chồng, mà pháp luật không có quy định bắt buộc vợ phải nhập khẩu vào nhà chồng. Tóm lại, nếu không nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, theo đó việc nhập hộ khẩu chậm cũng sẽ không bị xử phạt.