Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế – Luật dành khoảng 30- 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 cho 15 ngành.
Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế – Luật dành khoảng 30- 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 cho 15 ngành.
Phương thức 1a: Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh ĐH của Bộ GD-ĐT, có 25 hồ sơ ứng tuyển. Sinh viên trúng tuyển tra cứu kết quả trúng tuyển tại: https://kqts.uel.edu.vn.
Phương thức 1b: Ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi, tài năng của các trường THPT toàn quốc theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, có 175 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 441 nguyện vọng. Năm 2024, ngành đào tạo có điểm chuẩn cao nhất theo phương thức này là marketing với 28,6 điểm (thang điểm 30).
Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, có 3.475 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 9.931 nguyện vọng. Điểm xét tuyển của phương thức này là tổng điểm trung bình lớp 10, lớp 11, lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển do thí sinh đăng ký. Năm 2024, tất cả các ngành/chuyên ngành của trường đều có điểm chuẩn từ 72,10 điểm trở lên (theo thang điểm 90). Điểm trúng tuyển bình quân của phương thức này là 81,66 (trung bình 9 điểm/môn).
Phương thức 4: Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024. Năm nay, trường có 13.524 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 31.361 nguyện vọng. Thí sinh trúng tuyển theo phương thức này của trường đều thuộc top 25% thí sinh có điểm cao nhất kỳ thi đánh giá năng lực. Điểm trung bình đủ điều kiện trúng tuyển năm 2024 là 874, trong đó, điểm trung bình các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế là 863, lĩnh vực kinh doanh là 890 và lĩnh vực luật là 849. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là thương mại điện tử với mức 945. Trong 33 ngành/chuyên ngành đào tạo tại trường có 6 ngành/chuyên ngành điểm chuẩn trên 900, 29 ngành/chuyên ngành đào tạo trên 800.
Điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các ngành cụ thể như bảng sau:
Phương thức 5, Trường ĐH Kinh tế-Luật xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFT...) kết hợp kết quả học tập THPT hoặc xét chứng chỉ SAT, ACT/bằng tú tài quốc tế (IB)/chứng chỉ A-level. Năm 2024 trường nhận được 2.431 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 7.583 nguyện vọng xét tuyển. Điểm chứng chỉ quốc tế cao nhất ở phương thức này là IELTS 8.5, SAT 1.560. Số hồ sơ có chứng chỉ IELTS 7.0 trở lên nộp vào trường chiếm hơn 36% tổng số lượng hồ sơ xét tuyển.
Để xét tuyển bằng phương thức này, thí sinh cần đáp ứng một trong những điều kiện cụ thể. Theo đó, thí sinh xét theo chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập THPT cần có điểm trung bình học tập THPT từ 7,5 (thang điểm 10) và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ tương đương IELTS 5.0 trở lên. Trong đó, điểm xét tuyển là tổng điểm quy đổi của chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nhân hệ số 2 và cộng với điểm trung bình học bạ 3 năm THPT (6 học kỳ).
Xét kết quả bài thi SAT hoặc ACT, thí sinh cần có điểm SAT (Scholastic Assessment Test) đạt điểm từ 1.200/1.600 trở lên; ACT (American College Testing) đạt điểm từ 27/36.
Thí sinh xét theo chứng chỉ A-level hoặc bằng tú tài quốc tế (IB) sử dụng tổ hợp 3 môn thi (trong đó có môn toán), mức điểm mỗi môn thi đạt từ 80/100 điểm trở lên (tương ứng điểm A); bằng tú tài quốc tế (IB) từ 32/45 điểm trở lên.
Trước Trường ĐH Kinh tế-Luật, một thành viên khác thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM là Trường ĐH Khoa học tự nhiên đã công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm nay. Trong đó ngành khoa học máy tính (chương trình tiên tiến) có điểm trúng tuyển cao nhất với 1.052/1.200 điểm.
Điểm chuẩn năm 2024 tăng trung bình 0,39 so với năm 2023, cụ thể trong đó có 22 ngành/chương trình có điểm trúng tuyển tăng so với năm 2023.
Đối với những ngành/chương trình mới tuyển sinh năm 2024 như: Phân tích dữ liệu; chương trình đào tạo theo phương thức dạy và học hợp tác với doanh nghiệp (chương trình Co-operative Education) ở 2 ngành: Công nghệ tài chính và Hệ thống thông tin quản lý đều có điểm trúng tuyển trên 26 điểm.
Điểm trúng tuyển trung bình tính theo các lĩnh vực đào tạo của trường: Kinh tế (25,89 điểm), Kinh doanh (26,04 điểm), Luật (25,32 điểm).
Thí sinh Đồng Xuân Hoàng, trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến (tỉnh Bình Dương) trúng tuyển vào ngành Công nghệ tài chính, là thủ khoa phương thức 3 với 28,90 điểm tổ hợp A00 (chưa tính điểm ưu tiên khu vực, đối tượng).
Ngày 21/8 và 23/8, UEL sẽ tổ chức tư vấn trực tuyến để hướng dẫn và giải đáp thắc mắc nhập học cho thí sinh. Thông tin chi tiết xem trên website của trường.
Năm 2019, nhiều trường đại học khối ngành kinh tế trên cả nước đã công bố điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào với số điểm trung bình từ 22 trở lên. Khối ngành kinh tế tại nhiều trường năm nay được nhận định có điểm chuẩn tăng cao.
Chiều ngày 8/8, trường Đại học Ngoại thương đã công bố điểm chuẩn tuyển sinh đại học năm 2019. Theo đó, tại cơ sở Hà Nội, ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung đều có mức điểm chuẩn cao nhất với 34,3 điểm. Các ngành Tài chính ngân hàng và Kế toán, Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh, Kinh tế có mức điểm chuẩn lần lượt là 25,75; 26,25; 26,20.
Sau khi làm thủ tục xác nhận nhập học tại trường, thí sinh trúng tuyển sẽ tiếp tục đăng ký vào ngành, chuyên ngành của các nhóm ngành trúng tuyển trên hệ thống trực tuyến của nhà trường.
Nhà trường căn cứ vào chỉ tiêu của từng ngành, chuyên ngành, thứ tự nguyện vọng đăng ký và điểm xét tuyển của thí sinh để xếp ngành/chuyên ngành.
Điểm trung bình trúng tuyển vào Trường là 24,13 điểm, trong đó, điểm trung bình trúng tuyển khối ngành Kinh tế là 24,02 điểm, khối ngành Kinh doanh & quản lý là 24,38 điểm và khối ngành Luật là 23,51 điểm. Điểm chuẩn cao nhất là 25,7 điểm vào ngành Kinh tế đối ngoại.
Trường ĐH Kinh tế TP. HCM năm nay có điểm chuẩn tuyển sinh khá cao, trong đó, ngành thấp nhất 21,60 điểm, ngành có điểm chuẩn cao nhất lên đến 25,10 điểm là ngành kinh doanh quốc tế.
Điểm chuẩn trúng tuyển của từng ngành, chuyên ngành bằng nhau đối với các tổ hợp xét tuyển và bằng nhau giữa các nguyện vọng. Điểm chuẩn trúng tuyển trên là mức điểm dành cho thí sinh THPT, khu vực 3.
Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm đối với thang điểm 10 và tổng điểm tối đa các môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 30.
Chương trình Cử nhân Tài năng của Viện ISB – Đại học Kinh tế TP. HCM là chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận quốc tế FIBAA theo tiêu chuẩn kiểm định của Châu Âu, được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, đến từ các trường đại học uy tín trên thế giới với phương pháp giảng dạy hiện đại.
Hình thức 1: Thí sinh trúng tuyển diện xét tuyển thẳng vào Chương trình Cử nhân Tài năng.
Lưu ý: Sinh viên Chương trình Cử nhân Tài năng ISB BBUS có nguyện vọng chuyển chương trình phải đảm bảo điều kiện trúng tuyển của ngành thuộc chương trình chuyển đến.
Chương trình đào tạo gồm 5 chuyên ngành chính: Quản trị, Marketing, Kế toán, Tài chính, Kinh doanh quốc tế. Mỗi năm, hơn 80% sinh viên tốt nghiệp từ chương trình trúng tuyển vào các công ty đa quốc gia như Unilever, P&G, Suntory Pepsi Co, Abbott, Nestle, PwC, Deloitte…
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay
Chiều 2.7, Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố kết quả trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm ĐH chính quy năm 2024.