Luật Giáo Dục Về Bạo Lực Học Đường

Luật Giáo Dục Về Bạo Lực Học Đường

Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các cơ sở giáo dục.

Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các cơ sở giáo dục.

Bạo lực nhen nhóm từ mâu thuẫn nhỏ

Bà Kristine Keane, nhân viên xã hội trường học tại Trường Tiểu học George Peabody ở San Francisco (Mỹ), đã chứng kiến hai học sinh lớp 5 liên tục gây gổ với nhau bằng cách lấy bút chì, lấn chiếm bàn học, phớt lờ nhau.

Các cuộc xung đột trở nên dai dẳng và hung hăng hơn. Vì vậy, bà Keane đã can thiệp bằng kỹ thuật “xin lỗi gấp đôi”.

Mỗi học sinh được hướng dẫn xem xét mọi thứ từ góc nhìn của người kia và sau đó xin lỗi vì điều mình đã làm trong cuộc xung đột.

“Cách này không tạo ra một tình bạn thân thiết, nhưng nó đã giải quyết và làm giảm tình trạng tranh chấp liên tục trong lớp học”, bà Keane nói.

Mặc dù tỷ lệ tội phạm không gây tử vong ở trường học đã giảm trong suốt thập kỷ qua, nhưng bạo lực học đường vẫn là vấn đề cấp bách đối với các phụ huynh. Số liệu thống kê về số vụ xả súng trong trường học tại Mỹ ngày càng tăng. Phần lớn vụ bạo lực học đường bắt đầu từ những vụ việc như những gì bà Keane mô tả.

Theo Tiến sĩ Catherine Bradshaw, Trưởng khoa Giáo dục và Phát triển con người tại Đại học Virginia, bạo lực học đường thường liên quan đến “những lời lăng mạ nhỏ nhặt, hằng ngày, có thể thực sự tích tụ” và khiến trẻ em cảm thấy như đang bị đe dọa. Nếu không được giải quyết đúng cách, những mâu thuẫn nhỏ có thể leo thang thành bắt nạt mà không cần súng, lời nói thù địch và đánh nhau. Tất cả đều có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ tinh thần và thể chất ngắn cũng như dài hạn của học sinh.

Trong bối cảnh này, các phụ huynh ngày càng lo lắng. Một cuộc khảo sát gần đây của công ty Gallup cho thấy, mối quan tâm của phụ huynh về sự an toàn thể chất của trẻ em khi đi học đang ở mức cao nhất trong hai thập kỷ. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ và chuyên gia sức khỏe tâm thần tin rằng, chúng ta có thể ngăn bạo lực học đường bằng các chiến lược can thiệp: Giáo dục cảm xúc - xã hội (SEL).

Theo Collaborative for Academic, Social, and Emotional Learning (CASEL), một tổ chức tập trung vào việc khiến SEL trở thành một phần không thể thiếu của giáo dục, các công cụ và kỹ năng SEL có thể được chia thành năm nhóm: Nhận thức về bản thân, tự quản lý, nhận thức xã hội, kỹ năng quan hệ và ra quyết định có trách nhiệm.

Trong đó, tự nhận thức bao gồm việc trau dồi hiểu biết sâu sắc hơn về cảm xúc, mục tiêu, niềm tin, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Nhận ra mối liên hệ giữa suy nghĩ và hành động có thể giúp đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Trong khi đó, để hiểu được cảm xúc và hành động của mình, điều quan trọng là phải điều chỉnh chúng thông qua tự quản lý. Các cá nhân sẽ đạt được mục tiêu nhanh hơn bằng cách đánh giá hiệu suất của mình trong một số tình huống nhất định.

Những người có kỹ năng ra quyết định có trách nhiệm sẽ nghĩ về mục tiêu, yếu tố xã hội và sự tự hiểu của chính mình khi đưa ra những lựa chọn mang tính xây dựng. Điều này thúc đẩy sự hiểu biết về nguyên nhân và kết quả cũng như hậu quả của các hành động.

Với nhận thức xã hội, khả năng này giúp trẻ xây dựng và duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Kỹ năng này bao gồm việc hiểu và đồng cảm với người khác. Trong đó, bao gồm những người có chủng tộc, giới tính, văn hóa, độ tuổi và tôn giáo khác nhau.

Cũng quan trọng đối với việc thiết lập mối quan hệ, chương trình SEL dạy trẻ cách hành động liên quan đến các chuẩn mực xã hội. Giao tiếp, hợp tác, lắng nghe, quản lý xung đột và hiểu cảm xúc là những thành phần chính.

Bà Aaliyah A. Samuel, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của CASEL cho biết, có rất nhiều cách để giải quyết những nhiệm vụ này. Một số trường đang tích hợp SEL vào lớp học, trong khi các chương trình khác diễn ra sau giờ học và vào cuối tuần.

Các chương trình SEL cung cấp nguồn tài nguyên lớp học kỹ thuật số, khuyến khích giáo viên và cố vấn trường học sử dụng từ viết tắt STEP: “Nói ra vấn đề; Nghĩ ra giải pháp; Khám phá kết quả; Chọn giải pháp”.

Một tổ chức khác, Preventing Long-term Anger and Aggression in Youth (PLAAY), đào tạo các cố vấn và giáo viên để truyền đạt kỹ năng SEL có khả năng làm giảm bạo lực, bao gồm cách nhận biết và ứng phó với cảm giác choáng ngợp.

Tiến sĩ Howard Stevenson, nhà tâm lý học lâm sàng và Giáo sư giáo dục tại Đại học Pennsylvania, đã phát triển PLAAY. Ông cho biết, phương pháp này sử dụng một từ viết tắt khác, CLCBE: Tính toán (nhận thấy cảm giác, thường là tức giận).

Cải thiện bầu không khí tại trường

Khi được đưa vào trường và thực hành tại nhà, SEL dường như làm giảm sự hung hăng, hành vi bạo lực của trẻ. Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Bradshaw cũng phát hiện, các chương trình SEL cải thiện đáng kể bầu không khí chung của trường học.

“Những chiến lược này thực sự thay đổi bầu không khí. Thật tuyệt khi trở thành người bảo vệ, bảo vệ những đứa trẻ khác theo cách không hung hăng nhưng quyết đoán”, bà Bradshaw chia sẻ.

Trong khi đó, Tiến sĩ Samuel cho biết, việc khuyến khích học sinh học các kỹ năng giải quyết vấn đề và tự điều chỉnh cũng giúp các em hòa đồng với người khác. Đồng thời, giúp phát triển các mối quan hệ chất lượng cao hơn với bạn bè và nhà giáo dục.

“Một trong những điều nhất quán về các học sinh từng bạo lực ở trường là các em không có mối quan hệ hỗ trợ mạnh mẽ. Các em thậm chí không có một người lớn nào hỗ trợ trong trường học”, bà nói thêm.

Theo Tiến sĩ Stevenson, các chiến lược chánh niệm và chương trình của SEL hiệu quả trong việc làm tăng sự hòa hợp của học sinh ở trường. Chúng cũng có thể giúp chống lại nạn phân biệt chủng tộc, đặc biệt là khi tập trung vào sự đồng cảm.

Tiến sĩ Stevenson cho biết, những chiến lược SEL có thể trang bị cho các bé trai da đen khả năng đối phó với nạn phân biệt chủng tộc và những trải nghiệm đau thương mà tình trạng đó gây ra.

Do có nhiều loại chương trình và giáo trình, nên SEL sẽ không giống nhau ở mọi trường học. Tiến sĩ Samuel giải thích, chương trình sẽ cần được tiếp cận khác ở một trường nhỏ tại vùng nông thôn so với một trường có nhiều học sinh ở vùng ngoại ô. Độ tuổi phù hợp cũng rất quan trọng vì trẻ 5 tuổi và trẻ 18 tuổi có nhu cầu hoàn toàn khác nhau. Các chương trình SEL cũng phải đáp ứng về mặt văn hóa.

“Một số nguyên tắc cốt lõi này không phân biệt chủng tộc, dân tộc”, Tiến sĩ Samuel, một phụ nữ da màu và là người học ngôn ngữ chuyển từ Panama đến Olympia, Washington, giải thích. Mặt khác, các cộng đồng khác nhau có những chuẩn mực khác nhau và lực lượng giảng dạy chủ yếu là người da trắng cần phải có sự chú ý khi triển khai SEL với nhóm học sinh đa dạng.

“Bạn thấy điều này rất nhiều ở các trường chủ yếu là người da đen hoặc người Latinh, nơi đôi khi SEL được sử dụng như một công cụ để trẻ em im lặng và tuân thủ”, Tiến sĩ Sara Rimm-Kaufman, Giáo sư giáo dục tại Đại học Virginia cho biết.

Chúng ta đặc biệt cần cảnh giác với điều đó trong hệ thống trường học Mỹ - nơi hành vi của trẻ em da đen bị coi là đe dọa một cách bất công. Vấn đề không được cải thiện do tình trạng thiếu nhà tâm lý học da đen tại trường, ít nam giới da đen được tiếp cận với liệu pháp tư nhân và tỷ lệ học sinh/ nhà tâm lý học tại trường cao hơn nhiều ở một số tiểu bang so với những tiểu bang khác.

Một số gia đình lo ngại rằng, SEL mang đến một cách tiếp cận tự do. Tuy nhiên, các chuyên gia đều đồng ý rằng, SEL là điều mà những giáo viên tuyệt vời luôn làm, chỉ là không gọi tên như vậy. Tuy nhiên, thực tế của không phải tất cả những người chăm sóc đều có đủ nguồn lực để làm như vậy một cách hiệu quả.

Tiến sĩ Bradshaw đặt câu hỏi: “Ngay cả khi con bạn giỏi các kỹ năng SEL đó, thì việc chúng tương tác với những đứa trẻ khác có nhận thức xã hội, có kỹ năng tốt, những người ra quyết định có trách nhiệm không phải là điều tuyệt vời sao?”.

Câu trả lời, đối với hầu hết chúng ta, là có. Trong một cuộc khảo sát năm 2022 do Hội phụ huynh quốc gia thực hiện, 88% số người được hỏi cho biết cảm thấy thoải mái khi trẻ em học các kỹ năng xã hội như tôn trọng, hợp tác, kiên trì và đồng cảm ở trường. Ngay cả khi thuật ngữ “SEL” hiện đã được sử dụng rộng rãi, 76% vẫn ủng hộ nó.

Tiến sĩ Bradshaw cho biết, trong thời đại này, những thách thức về sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên “sẽ cao hơn đáng kể”. Nếu chúng ta muốn có môi trường học đường an toàn thúc đẩy sự tiến bộ về mặt học thuật, thì cần bao gồm việc giảng dạy về mặt cảm xúc - xã hội.

Một số quy định pháp luật về bạo lực gia đình

Bạo lực được hiểu là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế, bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, trẻ em.

Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là: “hành vi cố ý củathành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007).Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng thức khác nhau.

* Có thể nhận diện bạo lực gia đình ở những hình thức chủ yếu sau:

- Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làmtổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.

- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình.

- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…).

- Bạo lực về tình dục: là tất cả các hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con. Bạo lực về tình dục là vấn đề khá tế nhị, người ta thường hay giấu nhưng nó xảy ra khá nhiều và gây hậu quả làm đổ vỡ gia đình.

* Đối tượng bạo lực và bị bạo lực:Bạo lực giữa vợ, chồng với nhau; bạo lực giữa cha mẹ và con cái; bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình.

* Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau.Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình gồm: “Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam”.

3. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể

3.1.Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình:được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, bao gồm:

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Nạn nhân bạo lực gia đình, những người bị chính người thân của mình gây ra những tổn thương nhất định, rất cần được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. Khi hành vi bạo lực đã xảy ra trong gia đình thì những thành viên gia đình vì những mối quan hệ với người thực hiện hành vi bạo lực sẽ rất khó có sự can thiệp mạnh mẽ, dứt khoát cần thiết để bảo vệ nạn nhân. Do đó, nạn nhân cần sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ, sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc quy định đây là quyền của nạn nhân, tức là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải thực hiện là hoàn toàn đúng đắn.

Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp, nạn nhân bạo lực gia đình cần sự giúp đỡ về y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật. Những tổn thương về thể chất có thể chữa lành bằng sự chăm sóc y tế, nhưng với tổn thương về tâm lý, nạn nhân không dễ dàng vượt qua được. Những sợ hãi, hoang mang, khủng hoảngcó thể theo họ một thời gian dài, khiến họ không lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Họ rất cần được tư vấn tâm lý để vượt qua những nỗi ám ảnh này, họ cần được biết rằng họ không có lỗi trong việc để hành vi bạo lực gia đình xảy ra, được hướng dẫn phải xử sự như thế nào khi những hành vi này tiếp diễn. Đặc biệt, họ cần biết những quy định của pháp luật về vấn đề này để nâng cao khả năng tự bảo vệ trong những trường hợp tương tự.

Ngoài ra, nạn nhân cũng cần có một nơi để tạm lánh để có thời gian cách li nhất định với người thực hiện hành vi bạo lực. Điều này có tác dụng làm cho cả hai bên có thời gian, cơ hội để nhìn nhận sự việc một rõ ràng hơn, bình tĩnh hơn. Với những kẻ thực hiện hành vi bạo lực một cách côn đồ, hung hãn, không có điểm dừng thì nơi tạm lánh này là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ nạn nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi như vậy, nạn nhân bạo lực gia đình cũng phải thực hiện nghĩa vụ nhất định, đó là:cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu. Do tính chất nhạy cảm của tội phạm, cũng như mối quan hệ đặc biệt của các chủ thể, pháp luật không đặt ra nghĩa vụ của nạn nhân trong việc phòng chống bạo lực gia đình hay tố giác người có hành vi bạo lực–điều này hoàn toàn hợp lý. Vậy tại sao lại quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của nạn nhân? Bởi vì bạo lực dù diễn ra trong gia đình nhưng lại ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn xã hội, do đó cần phải được xử lý kịp thời; nạn nhân cả bạo lực cần được bảo vệ, nhưng họ cũng cần tự bảo vệ mình trong giới hạn nhất định, và đó có thể coi là trách nhiệm của họ với cộng đồng, xã hội.

3.2. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình:Người có hành vi bạo lực gia đình là người đã gây ra những tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại cho thành viên khác trong gia đình. Tại Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định rõ nghĩa vụ của họ, bao gồm:

1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.

2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Trước hết, khi thực hiện hành vi bạo lực và bị phát hiện, người có hành vi bạo lực gia đình phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực. Tôn trọng sự can thiệp có nghĩa là người có hành vi bạo lực gia đình phải lắng nghe, thực hiện theo những yêu cầu chính đáng của cộng đồng, không được có thái độ hung hãn, chống đối hay có ý định trả thù sự can thiệp đó. Quy định này tưởng chừng như chung chung nhưng lại rất cụ thể và sâu sắc. Người có hành vi bạo lực gia đình không chỉ thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của cộng đồng mà còn phải tôn trọng sự can thiệp đó, nghĩa là bản thân họ phần nào nhận biết được tính đúng đắn của việc can thiệp, cũng như phải có thái độ đúng mực với những người can thiệp.

Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng là nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực. Trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, những chủ thể có thẩm quyền có thể đưa ra những chế tài như: góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn…Việc bị xử lý hành vi bạo lực gia đình vốn không quen thuộc với người Việt, vì rất nhiều nghĩ đó là quyền của họ. Do đó, quy định người có hành vi bạo lực có nghĩa vụ chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cần thiết để tạo ra cơ sở pháp lý mạnh mẽ, buộc chủ thể phải thực hiện, bảo đảm hiệu quả của công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Với những trường hợp nạn nhân bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cần tới sự can thiệp của y tế thì người thực hiện hành vi bạo lực phải kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Đây tưởng chừng như điều hiển nhiên, là ứng xử bắt buộc của các thành viên gia đình đối với nhau, nhưng lại là điều rất khó thực hiện khi một bên là chủ thể, một bên là nạn nhân của hành vi bạo lực. Người có hành vi bạo lực khi đã nhẫn tâm ra tay thì rất khó có chuyện thương xót, lo lắng cho nạn nhân mà đưa họ đi chữa trị, chăm sóc; hoặc có khi họ nhận thấy sai lầm của mình nhưngdo sợ bị phát hiện, sợ phải gánh trách nhiệm nên không dám đưa nạn nhân tới cơ sở chữa trị.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình không nhắc tới quyền mà chỉ quy định nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. Điều này trước hết có lẽ bởi vì những người này đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nên họ phải chịu những trách nhiệm nhất định và không được hưởng sự bảo vệ của pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo một khía cạnh thì có thể thấy: nghĩa vụ mà Luật nêu lên cũng đã hàm chứa một số quyền của họ: quyền nhận được sự can thiệp hợp pháp, quyền được thực hiện các hành động nhằm khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra. Nếu nhìn nhận một cách tổng quát, có thể thấy rằng những hành vi bạo lực gia đình xuất phát từ sự nhẫn tâm, tàn ác, đê hèn không nhiều mà do những quan niệm sai lầm, do thiếu hiểu biết, do không được trang bị kỹ năng giải quyết tranh chấp hoặc do nóng giận. Do đó, pháp luật cũng cần phải cho họ những cơ hội để giác ngộ, sửa chữa sai lầm, cũng là tạo cơ hội cho gia đình của họ được hàn gắn.

4. Xử lý vi phạm pháp luật về Phòng, chống bạo lực gia đình

Điều 42 Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định về xử lý người có hành vi viphạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Như vậy, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình có thể bị xử lý bằng các biện pháp khác nhau, cụ thể: Xử lý kỷ luật, Xử lý hành chính; Xử lý theo pháp luật dân sự; Xử lý theo pháp luật hình sự.