Du Lịch Cộng Đồng Sơn La

Du Lịch Cộng Đồng Sơn La

3 Ngày 2 Đêm - Khởi hành thứ 6 hàng tuần

3 Ngày 2 Đêm - Khởi hành thứ 6 hàng tuần

Khu du lịch sinh thái Suối Tranh – Phú Quốc

Tọa lạc ở giữa núi rừng, khu du lịch Suối Tranh sở hữu cảnh quan thanh bình, trong lành với dòng thác trắng xóa cùng tiếng chim líu lo sau tán lá. Tất cả những điều này sẽ tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, mang đến cho du khách cảm giác bình yên và thư thái. Địa điểm này còn nổi tiếng với những hoạt động trải nghiệm đầy thú vị như tắm suối, câu cá, cắm trại, trekking rừng, khám phá hang dơi,…

Khu du lịch Suối Tranh (Phú Quốc) sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp

Làng rau Trà Quế nằm ở thôn Trà Quế, phường Cẩm Hà, thành phố Hội An là một trong những địa điểm du lịch cộng đồng thu hút nhiều du khách tham quan. Không chỉ nổi tiếng bởi những vườn rau tươi ngon, xanh mướt, nơi đây còn khiến du khách mê mẩn với những hoạt động trải nghiệm trồng trọt đầy thú vị.

Theo đó, du khách khi đến đây sẽ được hướng dẫn cách xới đất, gieo trồng, tưới cây và thu hoạch để trải nghiệm thực tế cuộc sống của người nông dân nơi làng quê. Không chỉ vậy, du khách còn có thể dạo bước trên con đường làng, ngồi trong chiếc chòi tranh và thưởng thức ly chè thơm ngon.

Làng du lịch Nặm Đăm – Hà Giang

Làng Nặm Đăm thuộc tỉnh Hà Giang một điểm đến thú vị, hấp dẫn không thể bỏ qua khi du khách lựa chọn hình thức du lịch cộng đồng. Đây là một ngôi làng nhỏ với những căn nhà sàn mộc mạc nằm yên bình dưới chân đồi, tạo nên cảnh sắc đầy thơ mộng.

Chắc chắn rằng, làng Nặm Đăm sẽ để lại trong nhiều ấn tượng khó quên trong lòng du khách với những món ngon từ núi rừng, nếp sống bình dị cùng phong tục, tập quán đặc sắc. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống được thêu thủ công của người Dao, trải nghiệm đi trekking, hái măng rừng hay tắm thảo dược,…

Làng Nặm Đăm (Hà Giang) một điểm đến thú vị, hấp dẫn không thể bỏ qua

Du lịch cộng đồng là gì? Top các loại hình du lịch cộng đồng xu hướng 2024

Du lịch cộng đồng là một hình thức du lịch mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị khi hòa vào cuộc sống của người dân bản địa, từ đó hiểu hơn về con người, văn hóa vùng miền. Chính vì thế, mô hình này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương, mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên. Bài viết này của Trường Cao đẳng Du Lịch Sài Gòn sẽ tổng hợp và chia sẻ các hình thức du lịch cộng đồng xu hướng trong năm 2024.

Hình thức du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào chuỗi cung ứng và quản lý. Mô hình này hình thành, phát triển dựa trên tiềm năng về giá trị văn hoá vốn có và được khai thác, tổ chức bởi những người dân địa phương.

Cụ thể hơn, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người dân, được cung cấp chỗ ở và tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để du khách tìm hiểu, khám phá về văn hóa, bản sắc và những giá trị truyền thống tại địa phương.

Du lịch cộng đồng ở Việt Nam đang dần trở thành xu hướng du lịch mới, được nhiều du khách lựa chọn. Hiện nay, đã có rất nhiều khu vực phát triển mô hình này tại Việt Nam như Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc,… Nguồn thu từ việc phát triển du lịch cộng đồng vừa giúp người dân có thêm thu nhập, phát triển kinh tế bền vững, vừa góp phần bảo tồn tài nguyên và giá trị di sản của địa phương.

Du lịch cộng đồng đang là loại hình du lịch có sự tham gia và quản lý của dân địa phương

Đặc điểm của du lịch cộng đồng là gì?

- Khai thác có hiệu quả những giá trị văn hóa và truyền thống đặc trưng, riêng có của vùng miền

- Tập trung vào hoạt động trải nghiệm, thưởng thức những “đặc sản” truyền thống bản địa như văn hóa ẩm thực, làng nghề, hoạt động dân gian…

- Khách tham quan được hòa mình vào thiên nhiên, trải nghiệm các hoạt động như người bản địa

Kết nối du khách và dân bản địa

Thông qua những hoạt động trải nghiệm thực tế cùng nhau, du khách và người dân địa phương sẽ có sự gắn kết nhiều hơn. Điều này sẽ tạo cho du khách cảm giác gần gũi khi thấu hiểu về văn hoá, con người và cuộc sống tại nơi đó. Đồng thời, người dân cũng sẽ cảm thấy tự hào khi chia sẻ về những khía cạnh trong cuộc sống tại cộng đồng.

Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn – Lạng Sơn

Làng du lịch Quỳnh Sơn cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 80km. Địa danh này có nhiều hang động trong lòng núi với những thung lũng bằng phẳng, tạo nên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nhưng vô cùng kỳ vĩ. Khi đặt chân đến Quỳnh Sơn, du khách sẽ được sinh hoạt trong những nhà sàn truyền thống cùng đồng bào dân tộc Tày.

Tại đây, du khách có thể tìm hiểu những nét đẹp văn hóa làng bản qua làn điệu hát Then, múa trầu, đàn Tính cùng các lễ hội truyền thống như lễ xuống đồng, lễ rước Thành Hoàng làng, lễ cầu an,… Ngoài ra, du khách cũng có thể cùng người dân tham gia các hoạt động nông nghiệp như xay thóc, giã gạo,…

Du khách có thể tìm hiểu những nét đẹp văn hóa làng bản tại Quỳnh Sơn

Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng hậu Covid-19

Covid-19 không chỉ khiến ngành du lịch toàn cầu đóng băng mà còn tác động đáng kể làm thay đổi nhu cầu du lịch của đại đa số du khách. Trong khi khá nhiều loại hình du lịch từng hưng thịnh sẽ biến mất hậu dịch bệnh thì cùng với đó, hàng loạt các loại hình khác (đã có trước đó hoặc mới hoàn toàn) giàu tiềm năng để phát triển và trở nên phổ biển. Trong đó có du lịch cộng đồng.

Khi mà khách du lịch cuồng chân sau nhiều tháng “ai ở đâu ở yên đó” nên hào hứng gấp gọn vali và đi đến những nơi thiên về sự riêng tư cũng như đảm bảo tính an toàn phòng dịch thì du lịch cộng đồng rõ ràng thỏa mãn được những yêu cầu này. Do đó, loại hình du lịch không quá mới mẻ này chắc chắn sẽ lên ngôi sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Việc khai thác và phát triển sẽ hiệu quả và bền vững hơn khi các sản phẩm phục vụ không gây tác động lên môi trường sống hay làm mai mọt nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng truyền thống vốn có của cộng đồng địa phương.

Hy vọng những chia sẻ của Hoteljob.vn trên đây là hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn du lịch cộng đồng là gì - đặc điểm của du lịch cộng đồng là gì - tác động của du lịch cộng đồng ra sao - tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng thế nào… từ đó đánh giá và cân nhắc trước quyết định nên hay không khai thác loại hình du lịch này.

Làng du lịch cộng đồng Cồn Sơn – Cần Thơ

Cồn Sơn – Cần Thơ là một trong những địa điểm du lịch miền Tây nổi tiếng. Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống dân dã, bình dị tại miền sông nước thông qua việc tham quan, tìm hiểu những quy trình chăm sóc, thu hoạch cây trái, cá tôm. Đặc biệt, du khách còn được tham gia các hoạt động hấp dẫn như bắt ốc, mò cua, tát mương bắt cá,…

Với khung cảnh bình yên, con người miền Tây thân thiện, chất phác, du khách sẽ có những trải nghiệm khó quên và những phút giây thư giãn khi thưởng thức những cành nhãn trĩu quả, chôm chôm chín đỏ,… ngay tại vườn. Thêm vào đó, khi đến làng du lịch Cồn Sơn, du khách còn có thể tự tay làm các món đặc sản miền Tây như bánh bò, bánh da lợn, bánh xèo,…

Điểm danh các loại hình du lịch cộng đồng hiện nay

Việt Nam là một quốc gia sở hữu nhiều lợi thế về các loại hình thức du lịch nhờ sự đa dạng của địa hình từ đồng bằng sông nước đến núi non hùng vĩ. Cùng với những bản sắc văn hóa đặc trưng, riêng biệt từ 54 dân tộc anh em đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt phát triển theo nhiều hướng sau đây.

Đây là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn liền với bản sắc văn hóa địa phương và có sự tham gia của cộng đồng để phát triển bền vững. Theo đó, khi tham gia du lịch tại các khu du lịch sinh thái, du khách sẽ được tìm hiểu văn hóa, tham quan các cảnh quan và môi trường tại địa phương.

Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch khai thác dựa trên lịch sử, khảo cổ học và văn hóa tại địa phương. Du khách khi lựa chọn hình thức này sẽ được hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về văn hóa đặc trưng của vùng miền, biết đến những sự kiện lịch sử hào hùng, những địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay những tác phẩm khảo cổ được giữ gìn từ thời xa xưa của vùng miền đó.

Du lịch văn hóa khai thác dựa trên lịch sử, khảo cổ học và văn hóa tại địa phương

Du lịch nông nghiệp dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, theo đó du khách sẽ tham quan những vùng nông nghiệp như trang trại chăn nuôi, vườn cây ăn trái,… để trải nghiệm các hoạt động thực tế với người dân bản địa. Những nơi này sẽ phát triển nhiều dịch vụ tương ứng để đáp ứng nhu cầu của du khách theo mô hình du lịch cộng đồng.

Hình thức du lịch này sẽ do người địa phương hoặc đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp tham gia quản lý và vận hành các hoạt động liên quan. Theo đó, yếu tố then chốt và quan trọng nhất để thu hút du khách tới để tham quan, trải nghiệm là những nét văn hóa bản địa đặc trưng.

Du lịch làng là hình thức du lịch cộng đồng mà du khách sẽ được đến các ngôi làng hay làng nghề truyền thống của Việt Nam để trải nghiệm cuộc sống thôn bản. Tại đây, các du khách sẽ sinh hoạt chung và trải nghiệm công việc truyền thống của người dân bản địa.