Chính Sách Của Nhà Nước Đối Với Giáo Dục Và Đào Tạo

Chính Sách Của Nhà Nước Đối Với Giáo Dục Và Đào Tạo

CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

Chính sách của Nhà nước hỗ trợ xây nhà đối với hộ nghèo

Ngày 10/8/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2). Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg có hiệu lực vào ngày 01/10/2015, trong đó nhà nước quy định về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo như sau:Thứ nhất, về đối tượng hỗ trợ nhà ở các đối tương như sau- Hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Quyết định số 33/2015/QĐ có hiệu lực thi hành tối thiểu 05 năm.- Ngoài ra, hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo phải đang cư trú tại khu vực nông thôn hoặc đang cư trú tại các thôn, làng, buôn, bản, ấp, phum, sóc (gọi chung là thôn) trực thuộc phường, thị trấn hoặc xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhưng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp.Thứ hai, về điều kiện để được hỗ trợ về nhà ở:- Chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;- Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác;- Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác thì phải thuộc các đối tượng sau: Nhà ở đã bị sập đổ hoặc hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra như: Bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hỏa hoạn nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa, xây dựng lại. Đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác có thời gian từ 08 năm trở lên tính đến thời điểm Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành nhưng nay nhà ở đã hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ.Thứ ba, về nguyên tắc hỗ trợ:- Hỗ trợ đến từng hộ gia đình; bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước. Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm;- Thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ theo phương thức cho vay vốn để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở với lãi suất ưu đãi, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở;- Sau khi được hỗ trợ, các hộ gia đình phải xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đang có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2 (đối với những hộ độc thân không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 18 m2) và “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng); tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên. Nhà ở phải đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc;- Hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở (bao gồm xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có yêu cầu) và chỉ được chuyển nhượng sau khi đã trả hết nợ vay (cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

I. Về đăng ký phương pháp kê khai thuế

Các trường chưa đăng ký phương pháp kê khai thuế GTGT, TNDN thì thực hiện khai bổ sung phương pháp kê khai trên mẫu Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế (Mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính) theo quy định.

II. Quy định về thuế Giá trị gia tăng

Tại Điều 3 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội quy định:

“...Điều 3. Đối tượng chịu thuế

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”

Tại Điều 2 Chương I Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng chịu thuế GTGT:

“...Điều 2. Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”

2. Về đối tượng không chịu thuế

Tại Khoản 13, Điều 5 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội quy định:

“...Điều 5. Đối tượng không chịu thuế

... 13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật...”

Tại Khoản 13 Điều 4 Chương I Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định hoạt động dạy học, dạy nghề thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT:

...13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.”

3. Quy định về nguyên tắc kê khai thuế GTGT:

Căn cứ Khoản 1, Điều 42, Chương IV Luật quản lý số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc Hội quy định:

“Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế

1. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.”

4. Quy định về tờ khai thuế GTGT

Việc kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản thu từ học phí chính quy tại các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện theo các quy định sau:

- Đối với cơ sở giáo dục công lập tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

+ Kê khai theo Mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Đối với cơ sở giáo dục công lập tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

+ Kê khai theo Mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

III. Quy định về thuế Thu nhập doanh nghiệp

Tại điểm d, điểm đ Khoản 1 Điều 2 và Khoản 1 Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 quy định:

1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

…d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam...

1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này...”

Một số quy định về giá dịch vụ đào tạo như sau:

- Tại khoản 3 Điều 19 Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 (hiệu lực từ ngày 01/01/2013) quy định: “Điều 19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá:

…3. Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định như sau:

….c) Định khung giá và mức giá cụ thể đối với: …

- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước;”

- Căn cứ Khoản 1, Điều 30 Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:

- Nguồn từ ngân sách nhà nước cấp kinh phí

- Nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác: Thu từ dịch vụ nội trú, hoạt động SX, NCKH, liên kết đào tạo, cho thuê mặt bằng, bán giáo trình, thu lãi tiền gửi, thanh lý tài sản …”

- Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định:“ 1. Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là số tiền người sử dụng dịch vụ phải trả cho từng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: học phí (theo các cấp học và trình độ đào tạo) và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo …”

- Căn cứ Điều 99, Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 quy định: “Học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo”.

Căn cứ các quy định trên, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (bao gồm học phí chính quy) thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Phương pháp kê khai thuế TNDN và hồ sơ khai thuế:

Có 2 phương pháp kê khai thuế TNDN như sau:

(1) Kê khai theo phương pháp doanh thu – chi phí:

- Áp dụng đối với đơn vị xác định được doanh thu, chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh.

- Mẫu Tờ khai: Kê khai theo Mẫu số 03/TNDN

(2) Kê khai theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ:

- Áp dụng đối với đơn vị xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh.

+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

+ Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

- Mẫu Tờ khai: Kê khai theo Mẫu số 04/TNDN.

Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:“2. Hồ sơ khai thuế tương ứng với từng loại thuế, người nộp thuế, phù hợp vơi phương pháp tính thuế, kỳ tính thuế (tháng, quý, năm, từng lần phát sinh hoặc quyết toán). Trường hợp cùng một loại thuế mà người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh thì thực hiện khai chung trên một hồ sơ khai thuế...”

Căn cứ quy định nêu trên, các khoản thu của các trường (học phí chính quy, liên doanh liên kết, các dịch vụ khác…) phải thực hiện khai chung trên một hồ sơ khai thuế với cùng một phương pháp kê khai thuế.

3. Thời hạn nộp thuế và nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN

- Tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.

- Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước theo quy định khoản 3 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

- Đơn vị gửi hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2023, nộp số thuế TNDN còn phải nộp sau quyết toán chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

IV. Quy định về sử dụng hóa đơn, chứng từ

- Các cơ sở giáo dục thực hiện lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.

- Cơ sở giáo dục đào tạo có trách nhiệm xuất hóa đơn điện tử cho học sinh, sinh viên tương ứng với mỗi lần thu học phí.

- Thời điểm xuất hóa đơn thu học phí là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ giáo dục. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền. Học sinh sinh viên thường đóng học phí vào đầu năm học hoặc đầu học kỳ thì thời điểm xuất hóa đơn thu học phí là thời điểm thu tiền (Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020).

- Trường hợp vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 và Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 của Chính Phủ.

Xem chi tiết Công văn hướng dẫn tại đây.