Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammuane của Lào, phía Đông giáp Biển Đông.
Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammuane của Lào, phía Đông giáp Biển Đông.
Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm. Đây là điểm đến đầu tiên xuất hiện trong bản đồ du lịch Hà Nội. Tọa lạc giữa trung tâm thành phố, Hồ Gươm được ví như “trái tim” của thủ đô ngàn năm văn hiến này. Mặt hồ long lanh soi bóng những tán cây cổ thụ, những ngôi nhà cao tầng vươn lên tận trời xanh.
Quanh hồ Gươm là phố đi bộ cùng tên. Du khách đến tham quan hồ Gươm có thể đi bộ một vòng hồ, mua một cây kem Tràng Tiền, kem chanh Thủy Tạ để vừa đi, vừa thưởng thức thứ đặc sản nức tiếng phố đi bộ Hồ Gươm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ghé tham quan các công trình kiến trúc độc đáo quanh khu vực hồ Gươm như: tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn, đền vua Lê Thái Tổ, tháp Hòa Phong,…
Cầu Long Biên – “Chứng nhân lịch sử” nổi tiếng trong những trang sử hào hùng, trường tồn và chứng kiến sự vươn mình trỗi dậy của một Việt Nam trong chiến tranh gian khổ đến ngày tháng vinh quang, độc lập, tự do, hạnh phúc.
Những giá trị từ thời quá khứ dường như vẫn còn lắng đọng lại qua từng nhịp cầu. Chính vì thế mà đối với người dân Hà nội, cầu Long Biên là một phần ký ức không thể xóa nhòa. Bạn có thể ghé cầu Long Biên để tham quan, chụp ảnh lưu niệm hoặc ghé một quán cà phê gần đó, ngắm cầu Long Biên từ xa, nhìn dòng người qua lại để cảm nhận một Hà Nội thật yên bình giữa nội đô nhộn nhịp.
Văn miếu Quốc Tử Giám là ngôi trường cổ kính của Hoàng thành Thăng Long thuở xưa và là trường đại học đầu tiên của Đông Nam Á. Văn Miếu không chỉ là một di tích lịch sử văn hóa cổ kính mà còn là nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện mang đậm bản sắc của người dân Thủ đô. Bên trong văn miếu Quốc Tử Giám còn lưu giữ nhiều di vật văn hóa quý giá như: chuông Bích Ung đại chung, tường Khổng Tử 82 bức bia ghi tên những người đỗ Tiến sĩ,… Ngoài tham quan, tìm hiểu về văn hóa lịch sử, du khách còn có thể chụp ảnh sống ảo tại đây.
Quảng trường Ba Đình được biến đến là khu quảng trường lớn nhất tại Việt Nam, tọa lạc tại đường Hùng Vương, Quận Ba Đình và trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây từng ghi nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Năm. Đặc biệt, tại quảng trường Ba Đình, đúng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Giờ đây, quảng trường Ba Đình là nơi thường diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp lễ lớn, cũng là địa điểm tham quan, vui chơi của người dân Hà Nội và khách du lịch.
Chùa Một Cột được xây dựng vào năm 1049 dưới thời nhà Lý và là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Ngoài ý nghĩa tâm linh, Chùa Một Cột còn là công trình kiến trúc độc đáo, có tính thẩm mỹ cao, được thể hiện qua nghệ thuật tạo hình, điêu khắc, hội họa trên mặt nước, phản ánh giá trị văn hóa cổ xưa của dân tộc.
Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo lớn giữa Hồ Tây, nay thuộc Quảng An, Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Phủ thờ công chúa Bà Chúa Liễu Hạnh, một nhân vật huyền thoại và là một trong tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam.
Khi đến với phủ Tây Hồ, du khách thập phương sẽ không khỏi trầm trồ về tài khí, phong thủy vượng khí nơi đây. Chính vì thế mà vào những ngày mùng 1, ngày 15 âm lịch hàng tháng, tại phủ Tây Hồ tấp nập con nhang, đệ tử đến thắp hương, cầu tài lộc, sức khỏe, bình an may mắn.
Hồ Tây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, là địa điểm vui chơi giải trí nổi tiếng không chỉ của giới trẻ Hà Thành mà còn là điểm du lịch, checkin hấp dẫn mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến du lịch Hà Nội. Khung cảnh ven Hồ Tây rất nên thơ và mộng mơ. Bao quanh hồ là những hàng cây xanh cao thẳng tắp, những bồn hoa và những thềm cỏ xanh mướt mọc khắp xung quanh tạo nên một khung cảnh đẹp cho Hồ Tây.
Điều đặc biệt của Hồ Tây không chỉ ở cảnh sắc mà còn ở màu nước. Màu nước mỗi mùa đều huyền ảo với sự thay đổi của thời tiết, lúc trong xanh, lúc xám xịt, lúc nông, lúc sâu… Vào khoảnh khắc hoàng hôn, khi những tia nắng cuối ngày le lói cuối chân trời, ánh đèn đường mờ ảo hắt xuống mặt nước tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng, lãng mạn.
Địa điểm không thể bỏ qua trong bản đồ du lịch Hà Nội, đó là phố bia Tạ Hiện. Ít có nơi nào ở Hà Nội có khung cảnh độc đáo, sôi động và nhộn nhịp như Tạ Hiện về đêm. Những quán vỉa hè, quán bia san sát nhau bán những món ăn đường phố ngon đặc trưng của Hà Nội đã trở thành trải nghiệm khó quên đối với người dân Hà Nội, khách du lịch và đặc biệt là du khách quốc tế. Khi đến đây, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi sự đông đúc nhộn nhịp theo một phong cách rất Hà Nội. Hình ảnh những người trẻ tuổi hay du khách tụ tập uống bia, tán gẫu để lại ấn tượng sâu sắc cho những du khách lần đầu tiên đến với Tạ Hiện. Dường như mọi rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, ẩm thực… đã được xóa bỏ khi tất cả cùng nhau ngồi ở con phố này, thưởng thức cốc bia mát lạnh. Tất cả cùng hòa nhịp trong không gian nhộn nhịp vui tươi, tận hưởng hơi thở Hà Nội về đêm trong từng khoảnh khắc.
Hoàng Thành Thăng Long là một quần thể di tích có liên quan đến sự phát triển của Thăng Long – Hà Nội, do các triều đại khác nhau trong xây dựng. Đây cũng là di tích quan trọng nhất trong hệ thống di tích lịch sử của Việt Nam. Đến với Hoàng thành Thăng Long, du khách được tham quan khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu, Đoan Môn, điện Kính Thiên, Bắc Môn (thành Cửa Bắc) và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác…
Chợ Đồng Xuân là một trong những ngôi chợ lớn nhất Hà Nội. Tại đây, các tiểu thương bày bán đa dạng các mặt hàng từ thực phẩm, quần áo cho đến hàng tiêu dùng phù hợp với sở thích và đối tượng khác nhau. Vì là chợ đầu mối nên đồ ở đây cũng rẻ hơn những nơi khác. Đừng quên chọn cho mình một vài món quà lưu niệm khi đến đây nhé.
Bên cạnh khu chợ to, sầm uất với đầy đủ các mặt hàng khác nhau là con ngõ ẩm thực chợ Đồng Xuân nổi tiếng. Dọc con ngõ bày bán hàng trăm món ăn khác nhau, được chế biến theo phong cách ẩm thực chuẩn Hà Thành. Sau khi tham quan, mua sắm tại chợ, đừng quên ghé ngõ chợ để thưởng thức những món ngon hấp dẫn tại đây.
Nhà tù Hỏa Lò được người Pháp xây dựng vào năm 1896. Đây từng là nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng chống lại chế độ thực dân. Thuở đó, nhà tù Hỏa Lò là một trong những công trình kiên cố nhất Đông Dương lúc bấy giờ.
Sau ngày thủ đô giải phóng, nhà tù được đặt dưới quyền quản lý của chính quyền cách mạng. Từ năm 1963 đến năm 1975, nơi đây còn được sử dụng làm nơi giam giữ phi công Mỹ bị quân Việt Nam bắn rơi trong Chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Ngày nay, nhà tù Hỏa Lò đã trở thành di tích lịch sử đặc biệt, trưng bày nhiều tư liệu quý, được bảo quản cẩn thận, thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Nhà thờ Lớn tọa lạc tại 40 phố Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những điểm đến thú vị trong bản đồ du lịch Hà Nội, không chỉ của những tín đồ theo đạo giáo mà còn của giới trẻ, du khách thập phương.
Nhà thờ Lớn được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ châu Âu Gothic với tường xây cao, mái vòm và cửa sổ lớn. Bên trong nhà thờ được chạm trổ hoa văn bằng gỗ son thếp vàng tinh xảo, kết hợp với hệ thống tranh thánh bằng kính màu khiến nơi đây mang vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại.
Phố cổ Hà Nội – Khu phố cổ độc đáo của Việt Nam, nằm ở quận Hoàn Kiếm, từng được du khách phương Tây so sánh với Venice cổ kính. con phố du lịch nổi tiếng này còn có tên gọi khác là khu 36 phố phường, từng là phường thủ công mỹ nghệ, mỗi con phố bán một mặt hàng. Trong khu nhà truyền thống, các công trình văn hóa, lịch sử mang phong cách kiến trúc dân tộc Việt Nam và Á Đông vẫn được bảo tồn. Các hoạt động sinh hoạt, buôn bán, sản xuất, vui chơi giải trí tạo nên sức sống lâu bền cho phố cổ Hà Nội.
Một trong những địa điểm nổi bật trong Bản đồ Du lịch Hà Nội, đó chính là Lăng chủ tịch Hồ Chính Minh. Được khởi công xây dựng từ ngày 2/9/1973 và hoàn thiện ngày 19/8/1975, lăng chủ tịch là nơi lưu giữ, bảo quản thi hài Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Lăng Bác mở cửa cố định vào 3,4,5,7 và chủ nhật. Bên cạnh đó, vào những dịp lễ, Tết, lăng Bác cũng sẽ mở cửa để đón khách. Khi viếng thăm lăng chủ tịch, bạn cần ăn mặc chỉnh tề, không mang theo và không sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, đồng thời giữ trật tự khi di chuyển trong lăng.
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, tọa lạc trên một bán đảo phía nam Hồ Tây, gần cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa Trấn Quốc từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long thời Lý Trần, có giá trị về lịch sử và kiến trúc.
Chùa Trấn Quốc nổi tiếng là cửa Phật linh thiêng, thu hút nhiều tín đồ phật tử, du khách thập phương, du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Đầu năm 2017, chùa Trấn Quốc lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do tờ “Daily Mail” của Anh bình chọn.
Nếu có dịp du lịch Hà Nội, bạn có thể ghé thăm chùa Trấn Quốc để tận hưởng không gian thanh tịnh và vẻ đẹp nên thơ của ngôi chùa này, đồng thời thắp hương, lễ chùa cầu tài lộc, bình an.